Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Chứng khoán 10/3: Sắc xanh áp đảo, Dragon Capital chốt lời hơn 100 triệu cổ phiếu ACB
Thanh Thủy - 10/03/2021 15:52
 
Bên mua cũng là các nhà đầu tư ngoại. Do vậy, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang ở mức kịch giới hạn (30%).

Ngay trong ngày đầu tiên của đợt thoái vốn đã đăng ký,  Asia Reach Investments Limited (ARIL) và First Burns Investments Limited (FBIL) – hai tổ chức liên quan đến ông Dominic Scriven, Chủ tịch điều hành Dragon Capital đã “sang tay” thỏa thuận hơn 100 triệu cổ phiếu ACB.

Trước đó, hai quỹ này ) đăng ký bán toàn bộ hơn 107,8 triệu cổ phiếu, tương đương gần 5% vốn. DC Developing Markets Strategies PLC, một quỹ khác cũng liên quan đến công t y quản lý quỹ Dragon Capital đăng ký mua 5 triệu đơn vị. Số cổ phiếu bán ra tương đương 92,8% lượng đăng ký bán ròng của ba tổ chức này.

Đã có hàng chục lệnh giao dịch thỏa thuận được thực hiện tại mức giá 32.000 đồng/cổ phiếu. Bên mua đều là các nhà đầu tư nước ngoài, đã chi ra tổng cộng hơn 3.201,5 tỷ đồng để thanh toán cho Dragon Capital. Trong khi giao dịch thỏa thuận với giá đỏ, giá đóng cửa khớp lệnh của cổ phiếu ACB vẫn tăng hơn 2%.

Cổ phiếu ACB nằm trong top 10 cổ phiếu dẫn dắt chỉ số VN-Index tăng điểm và đứng thứ ba về giá trị giao dịch khớp lệnh. Cùng đó, giao dịch này cũng là nguyên nhân chính khiến giá trị giao dịch trên sàn HoSE tăng mạnh hôm nay lên 17.926 tỷ đồng.

Nếu tính riêng các giao dịch khớp lệnh, thanh khoản trên sàn HoSE giảm nhẹ với giá trị giao dịch chỉ đạt 13.162 tỷ đồng, thấp hơn 700 tỷ đồng so với hôm qua. Hạn chế về năng lực của hệ thống giao dịch khiến sàn chứng khoán có quy mô vốn hóa lớn nhất của Việt Nam rơi vào tình trạng và không nhận được lệnh khi tổng lệnh đạt đến giới han (tối đa 900.000 lệnh, phân bổ theo hai vòng). Điều này trực tiếp cản trở sàn chứng khoán TP HCM đạt được sự bứt phá về thanh khoản. Tình trạng “nghẽn”, “đơ” trên sàn tiếp tục xảy ra sau hơn 2h chiều.

Sắc xanh phủ rộng trên cả ba sàn với số lượng cổ phiếu tăng giá nhiều hơn vượt trội. Chỉ số VN-Index đã tăng hơn 8 điểm, vượt qua mốc 1.170 điểm, sau nhiều phiên lình xinh quanh mốc 1.168 điểm và rơi khá mạnh hôm qua. HNX-Index vẫn duy trì đà tăng, hiện đã lên 267 điểm. Trên sàn UPCoM, chỉ số chung cũng tăng lên hơn 80 điểm.

Nhóm cổ phiếu tài chính quay lại trở thành trụ cột  chính của thị trường, gồm cả nhóm bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng. Cổ phiếu doanh nghiệp bất động sản cũng tăng giá mạnh. Cổ phiếu của Vingroup (VIC), Vinhomes (VHM)… tăng lần lượt 1,63% và 1,73%, đồng thời là hai cổ phiếu tăng giá mạnh nhất. Dòng ngân hàng cũng đóng góp tới 6 trong top 10 cổ phiếu đóng góp vào sức tăng chỉ số. Chỉ 1/18 ngân hàng niêm yết giảm giá (VIB). Trong khi đó, OCB, SHB và ACB là những cổ phiếu tăng giá mạnh nhất (trên 2%).

Lực cầu từ khối nội hỗ trợ thị trường tăng điểm. Trừ sàn UPCoM được mua ròng chưa đến 1 tỷ đồng, các nhà đầu tư nước ngoài bán ra áp đảo trên cả hai sàn niêm yết lần lượt là 474 tỷ đồng (HoSE) và 6,4 tỷ đồng (HNX).  Dòng tiền của khối ngoại đã ròng rã chảy ra trên sàn HoSE trong 14 phiên giao dịch gần đây. Ba cổ phiếu bị bán ra mạnh nhất có giá trị bán ròng đều trên 50 tỷ đồng, gồm VNM (185 tỷ đồng), CTG (85 tỷ đồng) và HPG (80,5 tỷ đồng).

Ờ chiều mua lại, ngoài cổ phiếu PLX vẫn đang được đối tác Nhật Bản mua lại phần cổ phiếu quỹ mà Petrolimex đang rao bán, một số cổ phiếu bất động sản cũng được mua mạnh như VHM., DXG, PDR hay cổ phiếu ngân hàng MBB.

"Món quà" đầu tiên của "Đối thoại 2045" giải quyết nghẽn lệnh cho HoSE
Tình trạng nghẽn lệnh trên sàn Giao dịch chứng khoán TP.HCM đã tìm được hướng giải quyết khả thi.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư