-
Giá vàng thế giới "đu tàu lượn", xoá sạch thành quả 4 phiên tăng -
Fideco có gì hấp dẫn VietinBank Capital -
Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11 -
Ông Donald Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng diễn biến tích cực trong dài hạn -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam
Thanh khoản sàn HNX lên cao nhất gần 3 tháng, sức hút nhân tố mới
Hơn 21.660 tỷ đồng đã đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam qua ba sàn giao dịch trong phiên giao dịch 6/4. Tình trạng quá tải của sàn HoSE vẫn chưa được cải thiện. Liên tục vài phiên gần đây, khi giá trị khớp lệnh đạt trên 14.000 tỷ đồng ngay ở cuối phiên sáng, hiện tượng lệnh giao dịch không vào được hệ thống lại xuất hiện. Chưa đến 800 tỷ đồng giao dịch được trên HoSE trong cả buổi chiều, trong khi thanh khoản sàn này cả ngày đạt 15.328 tỷ đồng.
Sự hạn chế của sàn HoSE một phần kéo dòng tiền đổ sang lựa chọn các cổ phiếu trên hai sàn khác. Giá trị giao dịch trên sàn HNX đạt 3.650 tỷ đồng, cao nhất kể từ ngày 19/1/2021. Thanh khoản trên sàn UPCoM giảm đáng kể so với phiên trước nhưng vẫn đạt gần 1.120 tỷ đồng.
8 cổ phiếu được giao dịch với thanh khoản trên 500 tỷ đồng với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 6.000 tỷ đồng, chiếm gần 28% thanh khoản ba sàn. Cổ phiếu VND của VNDirect gây bất ngờ về thanh khoản khi có tới 16,5 triệu cổ phiếu được sang tay với giá trị đạt 559 tỷ đồng. Trong khi, khi giao dịch trên HoSE tháng trước, chỉ có 2 phiên cổ phiếu VND được chuyển nhượng trên 10 triệu cổ phiếu. Đây đã là phiên giao dịch thứ hai của VND trên sàn HNX. Ở phiên liền trước, khối lượng giao dịch cũng đạt 4,54 triệu cổ phiếu.
VNDirect là một trong những doanh nghiệp đầu tiên hưởng ứng chính sách của Ủy ban chứng khoán Nhà nước khuyến khích chuyển giao dịch từ HoSE sang HNX nhằm giảm tải cho hệ thống của sàn HoSE. Hiện chính sách này không đưa ra “củ cà rốt” khích lệ thậm chí còn có những thiệt thòi khi cổ phiếu không thể ở trong các bộ chỉ số HoSE-Index mà một vài quỹ ETF đang sử dụng làm tham chiếu. Tuy nhiên, một trong các lý do được lãnh đạo VNDirect nêu ra khi quyết định trình phương án chuyển sàn là để đảm bảo cũng là để đảm bảo quyền lợi giao dịch của các nhà đầu tư.
Dù mất ba ngày không giao dịch, cổ phiếu VND lại tăng nhanh trong ngày trở lại và vừa đóng cửa ở mức 33.300 đồng/cổ phiếu, tăng 10,2% sau trong một tuần. VND cũng trở thành điểm sáng nổi bật của cổ phiếu ngành chứng khoán hôm nay. Xét riêng nhóm này, giá trị giao dịch VND hiện đứng đầu về thanh khoản, cao hơn 4 tỷ đồng so với giá trị chuyển nhượng cổ phiếu SSI
Cùng đó, thông tin tích cực từ thị phần môi giới quý I tăng lên 7,46% từ mức 7,19% vào cuối năm 2020 cùng lượng tài khoản mở mới tăng mạnh trong cả năm 2020 lẫn quý đầu năm cũng là nguyên nhân chính kéo dòng tiền nhà đầu tư đổ về cổ phiếu này.
Sắc xanh được bảo toàn
Dù nghẽn lệnh vẫn là một hạn chế chưa thể giải quyết của sàn HoSE, nhưng điều đáng mừng là ngưỡng tâm lý 1.200 điểm đã không còn “kìm chân” VN-Index. Chỉ số sàn HoSE giao dịch trên ngưỡng này trong suốt bốn phiên qua. Đây cũng là ngày giao dịch thứ bảy liên tiếp VN-Index đóng cửa trong sắc xanh dù mức tăng đã thu nhỏ lại (+3,91 điểm) lên 1.239,96 điểm. Khoảng thời gian mở cửa phiên giao dịch cùng một số thời điểm VN-Index về sát mốc tham chiếu diễn ra khá ngắn ngủi.
Trái lại, HNX-Index giao dịch trong sắc đỏ phần lớn phiên hôm nay. Dù vậy, chỉ số này vẫn kịp đóng cửa tăng 0,44 điểm lên 291,68 điểm. UPCoM Index giảm nhẹ 0,25 điểm xuống 82,6 điểm.
Số lượng mã tăng/giảm điểm trong phiên 6/4 khá ngang ngửa khi toàn sàn có khoảng 436 mã tăng giá và 431 mã giảm. Tuy nhiên, sắc xanh trên hai sàn niêm yết vẫn phụ thuộc lớn vào một số gương mặt quen thuộc. VIC tiếp tục là cổ phiếu kéo chỉ số tăng nhiều nhất khi góp tới 2,46 điểm trong mức tăng 3,91 điểm hôm nay. Sự hồi phục của SHB, PVS cuối phiên cũng là nguyên nhân chính khiến HNX-Index lấy lại sắc xanh.
Sau hai ngày dòng tiền khối ngoại chảy ròng vào thị trường, khối ngoại mua bán khá giằng co trong hôm nay. Tính riêng giao dịch các cổ phiếu, các nhà đầu tư nước ngoại bán ra 2,43 tỷ đồng trên sàn HoSE và 48,7 tỷ đồng trên HNX. CTG là cổ phiếu bị bán ra nhiều nhất (298 tỷ đồng). Cổ phiếu VNM cũng bị bán ra gần 51 tỷ đồng.
-
Fideco có gì hấp dẫn VietinBank Capital -
Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11 -
Ông Donald Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng diễn biến tích cực trong dài hạn -
Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam -
Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử