Thành lập chưa lâu, nhưng nhiều doanh nghiệp địa ốc đang có trong tay quỹ đất khá lớn, tích cực phát triển dự án và xây dựng kế hoạch phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm tới.
Hà Nội mở bán 308 căn nhà ở xã hội gần Vinhomes Riverside, giá 16 triệu đồng/m2; Nhà đầu tư đề xuất xây dựng 4 dự án nhà ở xã hội ở Quảng Ngãi; Khoảng 60% hợp đồng mua bán chung cư chứa điều khoản bất lợi cho người mua.
Không có mức trần và mức sàn đối với phí bảo lãnh bất động sản khiến các chủ đầu tư chẳng biết trả ngân hàng mức phí bao nhiêu để có thể dễ dàng ký hợp đồng bảo lãnh…
Lâu nay, phương án vận động các hộ dân ở liền kề với hộ có diện tích không đủ điều kiện xây dựng hợp thửa, hợp khối vẫn được coi là phương án tối ưu nhất trong việc xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo.
Chuyện trục lợi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đã được cảnh báo và thực chất đã xảy ra từ lâu, trước khi bị phanh phui và cơ quan thanh tra vào cuộc. Thế nhưng, câu chuyện này cho đến nay vẫn là chủ đề nóng của thị trường căn hộ Hà Nội.
Luật Nhà ở 2014 đã dành riêng một chương quy định về quản lý chung cư với nhiều điều khoản sát hơn với thực tế. Thế nhưng, việc giải quyết những tồn tại trong quản lý chung cư dường như vẫn còn nhiều rắc rối, khi chung cư hiện vẫn tồn tại dưới nhiều dạng, từ căn hộ cao cấp đến bình dân, thậm chí nhiều chung cư dạng “chuồng chim, ổ chuột” mà không có ai quản lý.
Hơn một tháng kể từ ngày Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực, bên cạnh những thay đổi tích cực do Luật mang lại, vẫn còn nhiều thách thức vì một số quy định chưa rõ ràng và còn có sự phân biệt đối xử.
Trong vòng 7 tháng đầu năm 2015, TP. HCM thu hút 1,2 tỷ USD vốn FDI vào bất động sản, chiếm 50% tổng vốn FDI vào địa phương này trong cùng thời gian. Rất dễ nhận thấy, TP. HCM đang là địa bàn lý tưởng để vốn ngoại rót vào thị trường địa ốc.
Mặt bằng của các cơ quan, nhà máy cũ nằm trong kế hoạch di dời và các dự án bất động sản “tay ngang” của các doanh nghiệp chạy theo mốt đầu tư ngoài ngành trước đây đang được nhiều doanh nghiệp địa ốc dòm ngó.
Theo báo cáo từ Sở Xây dựng TP.HCM, Thành phố hiện có 1.244 chung cư. Mặc dù Luật Nhà ở 2014 đã có hiệu lực, với nhiều quy định mới về quản lý nhà chung cư nhằm giải quyết các tranh chấp, vậy nhưng, các tranh chấp lâu nay như an ninh, kinh phí bảo trì… vẫn là cuộc đối đầu giữa người dân và ban quản trị chung cư, hay giữa cư dân, ban quản trị với chủ đầu tư... tiếp tục diễn ra và có vẻ như vẫn chưa có hồi kết. Hiện tại, theo số liệu của Sở Xây dựng, đang có tới 60 đơn khiếu kiện yêu cầu Sở vào cuộc giải quyết.
Nếu như trước đây, nhắc đến bất động sản thì nhiều người nghĩ ngay đến những cái tên như Hoàng Anh Gia Lai, Nam Việt, Phúc Đức, Vinaland, Vạn Phát Hưng… Tuy nhiên, trải qua những biến cố của thị trường, đến lúc này, những cái tên trên dần ít xuất hiện, thay vào đó là những đại gia mới nổi đang xoay chuyển cuộc chơi trên thị trường.
Thông tin Dự án Imperia Garden (203 - Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, Hà Nội) mở bán ngày 25/7 có hơn 500 căn hộ được giao dịch thành công đã nhanh chóng khuất lấp bởi những “lùm xùm” quanh việc xác định danh tính chủ đầu tư.
Hiện nay, không ít dự án mời gọi khách mua nhà với “món hời” là cam kết lợi tức. Theo đó, chủ đầu tư bán nhà rồi nhận cho thuê lại, cam kết lợi tức cho nhà đầu tư cao hơn so với gửi tiết kiệm ngân hàng. Không ít người đặt câu hỏi: Vậy bên nào có lợi?