-
Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị? -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ
Cuộc hẹn phỏng vấn chiều cuối năm của tôi bị muộn 1 giờ đồng hồ, lý do theo anh trợ lý tổng giám đốc một CTCK lớn là “sếp đang gặp chủ tịch đề xuất chế độ lương thưởng cho anh em”.
Theo bật mí của anh trợ lý, Tết Nguyên đán này, mức thưởng trung bình của công ty dành cho cán bộ, nhân viên là 3 tháng thu nhập. Đây là năm thứ hai kể từ khi tái cấu trúc, CTCK giữ được phong độ thưởng Tết.
Trái với không khí chậm chạp, tẻ nhạt dưới thời sếp cũ, giờ đây người lao động trong công ty phấn khởi hơn rất nhiều, công việc vất vả hơn nhưng thu nhập tăng lên rõ rệt khiến mọi người đều phấn chấn và hào hứng.
Ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch HĐQT CTCP May Sài Gòn (GMC) |
Thưởng Tết như là truyền thống của doanh nghiệp Việt Nam và nó mang nhiều ý nghĩa động viên đến nhân viên công ty sau một năm làm việc vất vả. Dù doanh nghiệp trải qua một năm hưng thịnh hay khó khăn thì tâm lý chờ thưởng Tết vẫn luôn hiện hữu đối với người lao động.
Năm 2015, GMC đạt 80 tỷ đồng lợi nhuận, hoàn thành vượt mức khoảng 10% so với kế hoạch. Với kết quả này, GMC quyết định thưởng cho cán bộ, nhân viên 2 tháng lương. Tuy vậy, với mức bình quân trên 10 triệu đồng/người trên 4.500 người lao động, GMC ước tính chi khoản tiền thưởng gần 50 tỷ đồng.
Ngoài việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì Công ty vẫn phải đảm bảo lợi ích cho cổ đông với mức chia cổ tức năm 2015 dự kiến 30% bằng tiền mặt. Cũng như mọi năm, ngoài khoản thưởng Tết, Công ty cũng muốn trích thưởng thêm đối với một số cá nhân xuất sắc, đồng thời có chế độ hỗ trợ đối với công nhân ở các tỉnh xa trong việc thuê phương tiện đi lại trong dịp Tết như hỗ trợ chi phí đi lại, cho phép một số các công nhân nhà xa được phép nghỉ Tết dài hơn nhưng vẫn trả lương cơ bản…
Đó là thành quả chung của tập thể, nhưng nếu không có đầu tàu, vẫn những con người ấy, lợi nhuận và thứ bậc của doanh nghiệp lại rất thấp. Vì thế, vị thế của sếp trong con mắt nhân viên, do đó cũng được nâng lên.
Chủ tịch một doanh nghiệp niêm yết có quy mô người lao động trong cả tập đoàn khoảng 1.500 người cho biết, quỹ thưởng Tết của công ty ông khoảng 28 tỷ đồng. Mức thấp nhất của người lao động là 3 tháng thu nhập, trong đó tùy theo vị trí, cấp bậc có những người được thưởng 6 - 7 tháng.
Tại doanh nghiệp, lương thưởng được tính theo mô hình 3P, dựa trên vị trí, hiệu suất làm việc và trình độ… Năm 2015, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng 50% so với năm 2014, song vị chủ tịch cho hay, vẫn phải “tích cốc, phòng nguy”, nên chỉ tăng quỹ lương thưởng lên 7%.
Với đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung trong doanh nghiệp, 5 tháng thưởng Tết thực sự là món tiền không nhỏ. Thu nhập đảm bảo, môi trường làm việc chuyên nghiệp, chế độ bảo hiểm, phúc lợi cao nên doanh nghiệp hầu như không gặp phải tình trạng “chảy máu chất xám”. Và tất nhiên, cái uy của ông chủ tịch trong tập đoàn là rất lớn.
Ở tập đoàn này, gia đình ông chủ tịch sở hữu cổ phần tỷ lệ lớn, bởi vậy ý chí của ông là yếu tố quyết định mức lương thưởng trong doanh nghiệp. Trong chuyện trà dư tửu hậu ngày cuối năm, anh nhân viên cấp dưới vui vẻ nhận xét: “May quá, sếp em cũng là người hào phóng”.
Ở một CTCK nọ, vào giai đoạn thị trường ở đáy khó khăn hồi những năm 2011 - 2012, tổng giám đốc của công ty đã kêu gọi cán bộ quản lý nhận thưởng Tết bằng cổ phiếu để dành tiền chia thưởng cho người lao động, bản thân ông cũng gương mẫu thực hiện đầu tiên.
Vị tổng giám đốc này hiện vẫn gắn bó với công ty và được anh em rất quý mến. Tuy nhiên, thời thế thay đổi, vị tổng giám đốc chia sẻ, khi thị trường tốt lên, dù mình có tận tụy với doanh nghiệp và anh em đến đâu cũng không thể lạm dụng tinh thần trách nhiệm của họ, giải pháp tình thế chỉ nên thực hiện trong trường hợp đặc biệt.
Từ hai năm nay, doanh nghiệp thưởng Tết mức 3 - 5 tháng lương. Điều đặc biệt ở công ty này là dồn thưởng vào cuối năm và các dịp lễ khác, người lao động chỉ được thưởng một khoản nhỏ.
Cũng có tiềm lực tài chính mạnh, song nhân viên một tập đoàn nọ lại chỉ mơ về mức thưởng 1 - 2 tháng lương. Câu chuyện được người cũ kể cho người mới vào doanh nghiệp là lương thưởng rất hà khắc. Mỗi kỳ xét tăng lương, chủ tịch là người trực tiếp cầm bút soát xét. Năm 2014, kinh tế khó khăn, tập đoàn chỉ thưởng Tết mỗi người 6 - 7 triệu đồng, năm 2015, nhân viên hy vọng kết quả kinh doanh lạc quan, tiền thưởng sẽ tăng gấp 2 - 3 lần.
Đó là với những doanh nghiệp tăng trưởng, còn câu chuyện về lương, thưởng Tết của các doanh nghiệp đi lùi thật buồn. Có tổng giám đốc một doanh nghiệp nọ trước khi trình đề xuất thưởng Tết đã phải tìm hiểu thông tin từ những doanh nghiệp khác trong tập đoàn. Vị tổng giám đốc chia sẻ, doanh nghiệp không tăng trưởng nên chỉ xin thưởng Tết bằng một nửa so với “người anh em” khác mà còn chưa biết chủ tịch có gật đầu hay không.
Trong triết lý quản trị nhân sự, “doanh nghiệp có thể dùng tiền để hút nhân tài, nhưng không thể chỉ dùng tiền để giữ chân họ”, nhưng lại có câu “có thực mới vực được đạo”. Mỗi triết lý phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau, song riêng với dịp Tết đến, Xuân về, nếu không lo được cho người lao động một cái Tết tươm tất, thật khó để lãnh đạo doanh nghiệp thu phục được nhân tâm.
Ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thương mại TNG |
Doanh nghiệp dệt may có quy mô lao động rất lớn và công nhân thường có xuất thân từ những vùng quê nghèo khó nên lương thưởng là vấn đề đặc biệt quan trọng với họ.
Quỹ thưởng Tết của TNG năm nay vào khoảng 67 tỷ đồng, trung bình mỗi người lao động được nhận 7,8 triệu đồng. Tuy nhiên, việc chia thưởng còn phụ thuộc vào từng vị trí và hiệu suất làm việc của mỗi người.
Đối với tôi, việc tính toán lương, thưởng Tết cho doanh nghiệp luôn được đặt ra từ đầu năm và tính vào chi phí hoạt động doanh nghiệp, giá thành sản phẩm. Có những giai đoạn, TNG rất khó khăn, song riêng quỹ lương, thưởng của người lao động luôn là yếu tố được ưu tiên giải quyết hàng đầu và không được phép đặt yếu tố rủi ro nào vào đó.
-
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Benoît Chaigneau, Nhà sáng lập Chu Ben Fish Sauce: Nâng tầm nước mắm Việt Nam -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ -
Doanh nhân Nguyễn Thúy Cải: Ba thập kỷ lan tỏa giá trị ẩm thực và tiệc cưới truyền thống -
Chu Văn Nam, nhà sáng lập thương hiệu Nada Oils: Tìm chỗ đứng trên thị trường tinh dầu
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"