Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Cơ hội cho DN tại Triển lãm Quốc tế thực phẩm và đồ uống
Thanh Vũ - 11/09/2014 02:04
 
Hôm nay (10/9), Công ty Vinexad phối hợp với Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước Giải Khát Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống; Thiết bị công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm và Đồ uống lần thứ 18, tại Trung tâm Triển lãm và hội nghị Quốc tế Tân Bình (TP.HCM). Triển lãm kéo dài đến hết ngày 13/9/2014.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Thuế TTĐB với nước ngọt có gas có bất bình đẳng?
Masan phát thông điệp đầu tư ngành hàng tiêu dùng
Masan sẽ khiến Pepsi, Coca - Cola, LaVie... vã mồ hôi

Đây là sự kiện xúc tiến thương mại thường niên, có quy mô lớn của ngành công nghiệp thực phẩm đồ uống Việt Nam và dành được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Triển lãm năm nay có sự tham gia của 305 doanh nghiệp đến từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ, với diện tích trưng bày 3.500 m2.

  Cơ hội cho DN tại Triển lãm Quốc tế thực phẩm và đồ uống  
  Triển lãm Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống; Thiết bị công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm kéo dài đến ngày 13/9  

Phát biểu tại Lễ khai mạc Triển lãm, bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, ngành thực phẩm và đồ uống tiếp tục tăng trưởng nhanh cả về số lượng và chất lượng; được đánh giá là ngành có tiềm năng lớn, đặc biệt tại các thành phố và thị trấn, nơi có mức sống ngày càng được cải thiện.

Dự báo tiêu thụ thực phẩm của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016 sẽ tiếp tục tăng 5,1%/năm. Trong khi đó, mức tiêu thụ bình quân theo đầu người tăng ấn tượng 4,3%/năm tính đến năm 2016, vào khoảng 5,8 triệu đồng/năm (tương đương 316 đô la Mỹ/năm). Trong đó, ngành công nghiệp thực phẩm đóng hộp của Việt Nam sẽ tăng 4,3% về lượng và 10,4% về giá trị doanh số bán hàng;

Triển vọng đối với ngành đồ uống của Việt Nam khá sáng sủa. Đồ uống có cồn tiếp tục thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài trong đó nổi bật là một số thương hiệu như Diageo, Asia Pacific Breweries (APB) và Carlsberg. Dự báo trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016, doanh số của ngành sẽ tăng 7,5%, còn doanh thu sẽ tăng 10,5% khi mà người tiêu dùng bắt đầu sử dụng các loại đồ uống có giá trị cao hơn. Đồ uống không có cồn được dự báo sẽ đạt 8,2% về tốc độ tăng trưởng doanh thu và 6,3% về tốc độ tăng trưởng doanh số trong giai đoạn 2011-2016.

  Triển lãm Quốc tế thực phẩm và đồ uống  
  Một gian hàng ẩm thực Nhật Bản tham gia triển lãm  

“Nguyên nhân có sự tăng trưởng mạnh mẽ này là nhờ nền kinh tế phát triển ổn định, tỷ lệ tiêu dùng trong nước tăng, xu hướng đô thị hóa ngày càng tăng, vốn đầu tư nước ngoài tăng và số lượng khách du lịch ngày càng nhiều”, bà Hồ Thị Kim Thoa nói.

Được biết, sau những kỳ tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, riêng sản lượng sản xuất ngành bia, rượu và nước giải khát luôn tăng trưởng theo từng năm. Năm 2013, về bia, sản lượng sản xuất đạt: 2.902 triệu lít, tăng 2,47%; sản lượng bia tiêu thụ đạt 3.042 triệu lít, tăng 11,85%. Nước giải khát các loại sản xuất đạt 4.479 triệu lít, tăng 5,95%; Về rượu sản xuất công nghiệp, sản xuất đạt 66,8 triệu lít, tăng 4,4%.

Với quy mô được mở rộng và nội dung phong phú, Triển lãm trên thực sự là hoạt động hiệu quả nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, tăng cường hợp tác, xúc tiến thương mại, trao đổi, tiếp cận học hỏi từ các sản phẩm và công nghệ của thế giới; đồng thời phát triển các thương hiệu trong nước, góp phần cho sự phát triển toàn diện về lượng và chất của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống, bao bì đóng gói của Việt Nam.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư