-
CEO AFA Capital: Năm 2025 cần hết sức lưu ý tỷ giá -
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm trong phiên 10/1 -
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm -
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” -
Bình Định mới thoái được 0,01% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định
Cổ phiếu chứng khoán nổi sóng, đà tăng thu hẹp cuối phiên
Dù thị trường chứng khoán phiên hôm qua có biến động tiêu cực do tâm lý bán tháo khi khủng hoảng Ukraine leo thang, lực cầu bắt đáy tăng mạnh vào cuối phiên và giúp nhà đầu tư có những kỳ vọng hơn ở phiên tiếp theo. Cùng với đó, thị trường chứng khoán Mỹ ngày 24/2 cũng có biến động tích cực. Dow Jones tăng 92,07 điểm, tương đương 0,28%, lên 33.223,83 điểm. S&P 500 tăng 63,2 điểm, tương đương 1,5%, lên 4.288,7 điểm. Nasdaq tăng 436,1 điểm, tương đương 3,34%, lên 13.473,59 điểm.
Nhờ vậy, thị trường chứng khoán bước vào phiên giao dịch ngày 25/2 với biến động tích cực. Trong đó, sắc xanh ngay từ đầu phiên giao dịch đã áp đảo và điều này giúp kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu. Toàn bộ cả 3 chỉ số thị trường gồm VN-Index, HNX-Index và UPCoM-Index đều giao dịch ở trên mốc tham chiếu trong phiên này.
Tuy nhiên, càng về gần cuối phiên, áp lực bán càng dâng cao và điều này khiến đà tăng của nhiều nhóm ngành cổ phiếu bị thu hẹp lại đáng kể, thậm chí nhiều mã trụ cột còn đảo chiều giảm trở lại. Có thể nhà đầu tư vẫn còn lo ngại những về những biến cố bất ngờ về căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine có thể xảy ra trong 2 ngày cuối tuần nên chọn cách chốt lời sớm.
Sắc xanh bao phủ thị trường sau phiên đỏ lửa vì khủng hoàng Ukraine
Dòng cổ phiếu chứng khoán gây chú ý nhất với nhà đầu tư ở phiên này, trong đó dẫn dắt đà tăng của nhóm chứng khoán chính là VND sau thông tin VNDirect được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận tăng vốn lên hơn 12.000 tỷ đồng. Cổ phiếu này có thời điểm tăng gần mức trần là 81.000 đồng/cổ phiếu và giúp dòng tiền lan tỏa đều đến hàng loạt cổ phiếu chứng khoán khác như VCI, SSI, HCM... Tuy nhiên, do chịu áp lực bán cùng thị trường chung nên các mã này cũng thu hẹp đáng kể đà tăng vào cuối phiên, VND chỉ còn tăng 2,8%, SSI tăng 2,5%, HCM tăng 1,7%...
Bên cạnh đó, rất nhiều các cổ phiếu thuộc nhóm ngành phân bón, bất động sản, xây dựng... cũng chịu áp lực rung lắc rất mạnh. Nhóm ngân hàng cũng chịu chung số phận khi các cổ phiếu như BID, VCB, ACB... kết phiên trong sắc đỏ. Dù vậy nhóm ngân hàng ghi nhận đà tăng tốt của các mã gồm VPB, TPB, HDB hay LPB nhưng mức tăng không quá mạnh như ở phiên sáng. VPB tăng 3,5%, TPB tăng 1,7%, HDB tăng 1,6%... VPB cũng chính là cổ phiếu tác động mạnh nhất theo chiều tích cực đến VN-Index khi đóng góp 1,45 điểm. Tiếp sau đó, EIB và GEX đóng góp lần lượt 0,4 điểm và 0,37 điểm.
Nhóm cổ phiếu dầu khí đồng loạt giảm giá trở lại sau chuỗi các phiên tăng liên tiếp trước đó bất chấp giá dầu thế giới vẫn tăng và neo ở mức cao. Chốt phiên 24/2, giá dầu Brent tương lai tăng 2,24 USD, tương đương 2,3%, lên 99,08 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 105,79 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 8/2014. Giá dầu WTI tương lai tăng 71 cent, tương đương 0,8%, lên 92,81 USD/thùng, trong phiên có lúc lên 100,54 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 7/2014.
Ngay từ đầu phiên 25/2, hàng loạt cổ phiếu dầu khí có sự điều chỉnh nhất định. Đà giảm của các cổ phiếu thuộc nhóm ngành này rơi mạnh hơn vào cuối phiên trước áp lực bán của thị trường chung. Chốt phiên, PVD giảm 3,9%, PVS giảm 2,9%, PLX giảm 1,6%, GAS giảm 1,5%.
Cùng với đó, hàng loạt cổ phiếu lớn như VJC, PDR, VIC, MSN hay HPG cũng đều chìm trong sắc đỏ và tác động xấu đến các chỉ số. Cổ phiếu của Vingroup (VIC) giảm 1,2% xuống 79.100 đồng, chính thức để mất mốc 80.000 đồng/cổ phiếu. Riêng VIC đã lấy đi của VN-Index 0,97 điểm. GAS và MSN cũng tác động tiêu cực với số điểm lấy đi lần lượt là 0,87 và 0,45.
Các cổ phiếu tác động mạnh nhất đến VN-Index. Nguồn: FireAnt
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 4,04 điểm (0,27%) lên 1.498,89 điểm. Toàn sàn có 324 mã tăng, 126 mã giảm và 53 mã đứng giá. HNX-Index tăng 5,28 điểm (1,21%) lên 440,16 điểm. Toàn sàn có 171 mã tăng, 63 mã giảm và 58 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,34 điểm (0,3%) lên 112,66 điểm.
Dòng tiền dồn về VPB, thanh khoản dè dặt hơn phiên trước
Giao dịch diễn ra thận trọng nên thanh khoản giảm đáng kể so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch đạt 30.728 tỷ đồng, giảm 28%, trong đó, giá trị khớp lệnh đạt gần 29.300 tỷ đồng, giảm 29%. VPB là cổ phiếu có khối lượng khớp lệnh lớn nhất với gần 49,4 triệu cổ phiếu. GEX và HAG khớp lệnh lần lượt 28 triệu cổ phiếu và 21 triệu cổ phiếu. Không chỉ là cổ phiếu tác động tích cực nhất đến VN-Index, VPB còn dẫn đầu về thanh khoản với giá trị giao dịch gần 1.890 tỷ đồng. GEX cũng tăng tích cực (+4,45%) và đạt mức thanh khoản trên nghìn tỷ đồng.
Các cổ phiếu khớp lệnh mạnh nhất phiên 25/2. Nguồn: SSI
Khối ngoại tiếp tục duy trì trạng thái bán ròng ở phiên 25/2 nhưng giá trị chỉ ở mức 78,4 tỷ đồng. HPG bị bán ròng mạnh nhất với 129 tỷ đồng. VND và CTG đều bị bán ròng trên 100 tỷ đồng. Các cổ phiếu cũng bị khối ngoại bán ròng mạnh còn có NVL, VIC, VCB... Trong khi đó, DXG được mua ròng mạnh nhất với 97 tỷ đồng. STB, NLG, KBC, DGC, VHM... cũng đều nằm trong danh sách mua ròng mạnh của khố ngoại phiên hôm nay.
-
Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đạt đỉnh vào quý III/2025 -
Khi kế hoạch tăng vốn kéo giảm giá cổ phiếu -
Đón chờ mùa đại hội sôi động với nhóm cổ phiếu phân tán cổ đông -
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm -
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Cổ phiếu NLG “bốc hơi” 10% sau một tuần Nam Long hé lộ kế hoạch tăng vốn -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam”
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?