-
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm trong phiên 10/1 -
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm -
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” -
Bình Định mới thoái được 0,01% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định -
Thị phần môi giới sàn HoSE năm 2024: VPS giữ ngôi vương, SSI thu hẹp mạnh “miếng bánh”
Đến ngày 23/6, Vietnam Airlines đã khôi phục hoàn toàn và không ngừng mở rộng mạng bay nội địa với 57 đường bay, khai thác trung bình gần 320 chuyến bay mỗi ngày. |
Nếu không có gì thay đổi, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 vào ngày 29/6. Đây là doanh nghiệp hàng không đầu tiên tại Việt Nam chốt được thời điểm Đại hội đồng cổ đông thường niên sau hơn 6 tháng căng mình cùng cả nước chống dịch Covid – 19.
Vững vàng trước khó khăn
Chia sẻ về những tác động mà Covid-19 gây ra với riêng ngành hàng không, ông Trần Thanh Hiền - Kế toán trưởng Vietnam Airlines cho biết: "Hầu như không còn hãng nào còn tiền trên tài khoản, do dịch đã “đốt” 41% tài chính (tương đương 157 tỷ USD giá trị vốn hóa của 116 hãng hàng không niêm yết trên toàn thế giới), trong đó phần khách mua vé phải hoàn vé rất kinh khủng. Từ 1/2020 - 2/2020, Vietnam Airlines phải hoàn 4.000 tỷ đồng cho khách".
Khó khăn của hãng hàng không quốc gia cũng là khó khăn chung của các hàng không Việt Nam và toàn ngành hàng không dân dụng trên toàn thế giới. Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) cũng đưa ra dự báo về con số 314 tỷ USD thiệt hại của ngành hàng không thế giới.
Theo đó, tính đến ngày 9/6, toàn ngành đã mất 419 tỷ USD, lỗ sơ bộ 84 tỷ USD. Nếu kịch bản chống dịch và khôi phục kinh tế thuận lợi, giới chuyên gia cho rằng phải cần tới 3 năm hoạt động hết công suất mới có thể trở lại như trước. Đó là chưa kể tới những khoản hỗ trợ ước tính 250 tỷ USD nhằm cứu nhiều thương hiệu đang bên bờ vực phá sản. Nhưng đó là trên lý thuyết, thực tế tại nhiều quốc gia, giãn cách xã hội và hạn chế đi lại vẫn có hiệu lực, ảnh hưởng tới kế hoạch hoạt động trở lại của doanh nghiệp vận tải nói chung và ngành hàng không nói riêng.
Nằm trong tâm ảnh hưởng của dịch bệnh ngay từ những tháng đầu năm 2020, Vietnam Airlines vẫn thể hiện bản lĩnh "vượt khó" của một doanh nghiệp đứng đầu. Phiên giao dịch ngày 23/6 ghi nhận trên hệ thống có khoảng hơn nửa triệu cổ phiếu HVN tiếp tục trong trạng thái hoạt động cùng mức giá đón cửa tại mốc 27.200 đồng/cổ phiếu giúp giá trị vốn hóa của Vietnam Airlines ổn định ở mức 40.000 tỷ đồng.
Mặc dù con số này đặt lên bàn cân so sánh với thông tin trước đây, tỷ lệ suy giảm tài chính đang ở mức 30% nhưng qua những đánh giá thiệt hại nói trên, ngưỡng suy giảm này trong giới hạn an toàn. Cổ phiếu HVN vẫn đang là một trong những mã chứng khoán đạt giao dịch lớn nhất theo ghi nhận của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM với khối lượng giao dịch có lúc lên tới hơn 3 triệu cổ phiếu/ngày.
Chủ động thích ứng
Sau 5 năm CPH, Vietnam Airlines trở thành thương hiệu uy tín, có khả năng tự chủ về vốn và an toàn tài chính trong con mắt nhà đầu tư. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn đầu tư của chủ sở hữu (ROE) đạt trên 16%, trong khi Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu giảm còn 2,27 lần. Theo báo cáo tài chính 2019, Vietnam Airlines đã đạt tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế hợp nhất cao nhất từ trước tới nay, lần lượt ước đạt 100.316 tỷ đồng và gần 3.389 tỷ đồng. Trong đó, công ty mẹ ước đạt gần 75.000 tỷ đồng doanh thu và hơn 2.899 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 19,9% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, tổng các khoản nộp ngân sách (hợp nhất) đạt 7.929,6 tỷ đồng, tăng 18,1% so với năm 2018.
Nền tảng tài chính ổn định này đã giúp hãng hàng không quốc gia vẫn trụ vững trước các đợt sóng thần suy thoái bởi dịch Covid – 19 dù nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới đã buộc phải nộp đơn phá sản.
Được biết, ngay những ngày đầu tiên dịch Covid – 19 bùng phát tại Vũ Hán (Trung Quốc), Vietnam Airlines đã sớm đưa ra các kịch bản ứng phó phù hợp, như: cắt giảm chi phí sản xuất, điều chỉnh lương nhân viên, tái thiết lập kế hoạch cất cánh, áp dụng các định chế tài chính hay chủ động thông tin rõ ràng tới khách hàng và đối tác. Ứớc tính Vietnam Airlines đã cắt giảm được khoảng 4.346 tỷ đồng, đàm phán thành công giãn thanh toán 81 triệu USD tiền thuê tàu bay.
Tuy nhiên, trước những biến chuyển khó lường của dịch bệnh, Vietnam Airlines vẫn cần sự hỗ trợ của các cổ đông, đặc biệt là chủ sở hữu Nhà nước nhằm tái thiết lập trạng thái kinh doanh bình thường. Nhằm cân đối dòng tiền cho hoạt động trong những tháng còn lại của 2020 và nhiều năm tiếp theo, Tổng công ty đang đàm phán với các tổ chức tín dụng xuất khẩu Châu Âu (TCTD), các ngân hàng trong và ngoài nước, một trong những điều kiện tiên quyết để các TCTD và ngân hàng cho phép hãng giãn nợ là “không chia cổ tức cho các cổ đông”.
Đây là thông lệ quốc tế khi xem xét giảm giá, gia hạn hoặc giãn tiến độ thanh toán đối với các công ty bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Đồng thời, Vietnam Airlines kiến nghị cổ đông Nhà nước sớm xem xét hỗ trợ 3 giải pháp tài chính, trong đó có đề nghị được tiếp cận khoản vay tái cấp vốn với quy mô 4.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi mức thấp nhất theo chính sách tái cấp vốn của Ngân hàng nhà nước với thời gian vay tối thiểu là 3 năm, và sẽ được giải ngân trong vòng 1-2 tháng tới.
Tránh rơi vào tình trạng âm vốn chủ sở hữu, hãng dự kiến phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn. Dự kiến, Nhà nước sử dụng các nguồn vốn nhà nước hoặc giao Tổng công ty Quản lý kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) hoặc 1 doanh nghiệp nhà nước khác mua cổ phần thuộc quyền mua của nhà nước với phương án vay để đảm bảo 12.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn trung-dài hạn, Chính phủ bảo lãnh cho Vietnam Airlines phát hành trái phiếu doanh nghiệp có thời hạn 10 năm, quy mô 10.000 tỷ đồng để đầu tư đội bay giai đoạn 2021-2025.
-
Sắc xanh trở lại, lực cầu bắt đáy gia tăng khi VN-Index mất mức 1.240 điểm -
Chứng khoán Navibank (NVS) bị ngắt kết nối 13 phút với HNX trong phiên giao dịch đầu năm -
Cổ phiếu NLG “bốc hơi” 10% sau một tuần Nam Long hé lộ kế hoạch tăng vốn -
Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” -
Bình Định mới thoái được 0,01% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định -
Thị phần môi giới sàn HoSE năm 2024: VPS giữ ngôi vương, SSI thu hẹp mạnh “miếng bánh” -
Quỹ đầu tư “cân não” cho chu kỳ mới
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả