
-
Cẩn trọng với rủi ro nợ xấu khi tín dụng tăng
-
Cổ phiếu ngân hàng “bừng sáng”
-
VN-Index lần đầu vượt 1.400 điểm sau hơn ba năm, "bùng nổ" giao dịch cổ phiếu SHB
-
Thị trường chứng khoán bớt nỗi lo bất định
-
Chứng khoán Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội mới nửa cuối năm 2025 -
Số tài khoản chứng khoán cán mốc 10% dân số, gần 200.000 cá nhân mở mới trong tháng
Tỷ giá luôn là vấn đề nóng trên thị trường tài chính, với những tác động có thể khiến thị trường sụt giảm bất ngờ hoặc vẫn tăng ổn định. Nhìn lại thị trường chứng khoán những năm trước, mỗi lần ngân hàng điều chỉnh tỷ giá đã gây nên sự sụt giảm của thị trường, thì 2 lần điều chỉnh trong năm nay lại cho thấy tín hiệu ngược lại.
![]() |
Bên cạnh việc hưởng lợi từ các Hiệp định FTA sắp ký kết, ngành dệt may cũng sẽ hưởng lợi từ việc tăng tỷ giá của NHNN |
Sáng qua (7/5), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã công bố điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và đồng USD lần thứ hai trong năm 2015, từ mức 21.458 VND/USD lên 21.673 VND/USD (mức điều chỉnh 1%). Như vậy, động thái phá giá thêm 1% đồng nghĩa với việc NHNN đã sử dụng hết mục tiêu điều chỉnh tỷ giá 2% trong năm 2015.
Tại đợt điều chỉnh tỷ giá thêm 1% vào ngày 7/1, thị trường chứng khoán đóng cửa phiên tăng điểm trên cả 2 sàn, Tại đợt điều chỉnh tỷ giá lần này, động thái giảm giá tiền đồng không gây bất ngờ bởi sự điều chỉnh tỷ giá này đã nằm trong kỳ vọng của nhà đầu tư và giới phân tích. Trong thời gian gần đây, đặc biệt là hai ngày 5 và 6/5, tỷ giá ngân hàng đã liên tục có những biến động căng thẳng và được neo ở quanh mức trần.
Do đó, động thái điều chỉnh tỷ giá lần này ít tác động tới thị trường chứng khoán khi VN-Index ghi nhận mức tăng 3,68 điểm (+0,67%) lên 552,98 điểm và HNX-Index tăng 0,55 điểm (+0,7%) lên 79,94 điểm tại thời điểm kết thúc phiên giao dịch ngày 7/5.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử - Baodautu.vn, ông Bùi Nguyên Khoa, Chuyên gia phân tích CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) nhận định, trong bối cảnh thị trường đang đi xuống và không có thông tin hỗ trợ thì việc tăng tỷ giá được coi là thông tin tích cực trong ngắn hạn.
“Việc tăng tỷ giá 1% ảnh hưởng tích cực đến hoạt động mua vào của khối ngoại, giải tỏa tâm lý cho thị trường trong sau vài phiên tỷ giá kịch trần và tác động tích cực lên những nhóm cổ phiếu hưởng lợi điều chỉnh tỷ giá”, ông Khoa cho biết thêm.
Nhận định này được khẳng định khi phiên hôm qua (7/5), khối ngoại tiếp tục mua ròng 120 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Bên cạnh việc tác động trực tiếp đến kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính, mối quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư là tác động của việc tăng tỷ giá đến giá của các mã cổ phiếu chịu ảnh hưởng.
Cụ thể, việc điều chỉnh tăng tỷ giá sẽ giúp cho các công ty xuất khẩu có rất nhiều thuận lợi khi có doanh thu bằng USD. Ngược lại, các doanh nghiệp nhập khẩu có thể sẽ chịu thiệt từ việc này.
Theo báo cáo của BSC, trong các nhóm ngành xuất khẩu, có thể kể đến một số nhóm ngành hưởng lợi trực tiếp từ việc tăng tỷ giá như thủy sản, dầu khí, điện, dệt may…
Với nhóm ngành thủy sản, đây là nhóm ngành phục vụ chủ yếu cho thị trường xuất khẩu nên việc tăng tỷ giá sẽ tác động tích cực, đặc biệt là với các doanh nghiệp làm ăn tốt như VNH, FMC, HVG…
Hầu hết các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đều xuất khẩu sang các thị trường tiêu thụ lớn của thế giới như EU, Mỹ, Nhật… và phần lớn các hợp đồng xuất khẩu đều được giao dịch bằng đồng USD.
Cùng với đó việc các doanh nghiệp thủy sản thường vay bằng đồng USD để tài trợ vốn lưu động do đồng USD có lãi suất cho vay thấp hơn đồng VND. Tuy nhiên, lượng tiền vay thường thấp hơn so với doanh thu mang lại bằng đồng USD. Do vậy, việc điều chỉnh tăng tỷ giá USD/VND còn sẽ mang lại một phần lãi từ chênh lệch tỷ giá, qua đó giúp cải thiện lợi nhuận của doanh nghiệp.
Đối với ngành dầu khí, đây sẽ là cơ hội phục hồi của các mã lớn như PVD, GAS, PVS khi nguồn thu của các doanh nghiệp dầu khí chủ yếu bằng USD trong khi chi phí bằng VND vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
Trong khi đó, ngành dệt may bên cạnh việc hưởng lợi từ các Hiệp định Thương mại tự do được ký kết trong năm nay, mà mới đây là Hiệp định FTA Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), thì việc tăng tỷ giá cũng giúp các doanh nghiệp hưởng lợi bởi doanh thu từ gia công vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong khi chi phí nguyên liệu đầu vào không bị tác động nhiều. Các cổ phiếu hưởng lợi trực tiếp có thể kể đến là TCM, TNG, NPS, KMR, GMC, GIL, TET, EVE.
Ở chiều ngược lại, một số nhóm ngành sản xuất phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu như ngành dược, nhựa, săm lốp, thép, hoặc các ngành phải vay nợ bằng ngoại tệ nhiều như: điện, vận tải biển, xi măng sẽ bị thu hẹp lợi nhuận do biến động tỷ giá.
Các chuyên gia của BSC cũng đưa ra nhận định, do đã tăng hết 2% theo mục tiêu điều hành đề ra trong năm 2015 nên trong thời gian còn lại từ nay đến cuối năm 2015, thị trường tài chính sẽ ổn định do NHNN chủ động điều hành và cân đối cung cầu thận trọng và chặt chẽ hơn trên thị trường ngoại hối.

-
“Sóng ngầm” tại các công ty chứng khoán đổi chủ -
Thị trường chứng khoán bớt nỗi lo bất định -
Chứng khoán Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội mới nửa cuối năm 2025 -
Số tài khoản chứng khoán cán mốc 10% dân số, gần 200.000 cá nhân mở mới trong tháng -
HNX chính thức dừng tiếp nhận niêm yết cổ phiếu mới -
Khối ngoại mạnh tay giải ngân tuần đầu tháng 7, VN-Index tiến gần mốc 1.390 điểm -
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045
-
Megan Holdings chính thức trở thành Đại lý phân phối dự án Sun Elite City
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB