-
Chính phủ luôn đồng hành cùng các địa phương thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc -
Bộ Giao thông Vận tải thông tin về việc cắm mốc lộ giới đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Hà Tĩnh phê duyệt thêm một khu vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng -
Ninh Thuận đang đứng trước cơ hội phát triển mới -
TP.HCM mời đầu tư nhiều dự án văn hóa, thể thao theo hình thức PPP
Thi công san lấp mặt bằng tuyến cao tốc đoạn qua Bắc Giang. Ảnh: A.M |
Dự án BOT đã có tiền
Lễ ký kết hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) và Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn vào giữa tuần này đã tháo tung nút thắt lớn nhất khiến Dự án Đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn rơi vào thế bế tắc suốt hơn một năm qua.
Cụ thể, VietinBank sẽ đóng vai trò là nhà tài trợ chính cho phân đoạn dài nhất của tuyến cao tốc huyết mạch từ Hà Nội lên Lạng Sơn, với hạn mức tín dụng lên tới 10.169 tỷ đồng.
“Sự hỗ trợ, đồng hành của VietinBank là động lực để Dự án Đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn hoàn thành vào tháng 12/2019”, ông Trần Phúc Tự, Tổng giám đốc Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn cho biết.
Trước đó, việc không thể thu xếp được vốn chủ sở hữu và xuất trình được hợp đồng tín dụng đã khiến Dự án Đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn liên tục bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát tín hiệu cảnh cáo. Đỉnh điểm bế tắc tại dự án này là vào tháng 3/2017, khi Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) phải tính đến phương án chấm dứt hợp đồng BOT do nhà đầu tư liên tục vi phạm hợp đồng.
Được biết, theo quy định tại Hợp đồng số 15/HĐ.BOT-BGTVT giữa Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn và Bộ GTVT ký ngày 25/11/2016, nhà đầu tư phải cung cấp Bảo đảm thực hiện hợp đồng theo hình thức bảo lãnh của ngân hàng với số tiền không nhỏ hơn 121,8 tỷ đồng trước ngày 8/12/2016.
Một điều kiện tài chính nữa là nhà đầu tư phải huy động đủ vốn chủ sở hữu (1.251 tỷ đồng, nhà đầu tư mới góp được 550 tỷ đồng) hoặc cung cấp bảo lãnh cho phần vốn chủ sở hữu chưa góp (trường hợp vốn chủ sở hữu được đóng theo tiến độ) trước ngày 25/12/2016.
Bên cạnh đó, trong vòng 60 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, CTCP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn phải ký được hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng vốn vay đối với số tiền theo quy định trong hợp đồng (hơn 10.000 tỷ đồng).
Tuy nhiên, trong suốt 6 tháng qua, việc nhà đầu tư không thể thu xếp vốn tín dụng và đóng đủ vốn chủ sở hữu theo quy định đã biến dự án nhận được nhiều kỳ vọng này thành công trình BOT không tiền.
Theo ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT, bước ngoặt của Dự án chỉ xuất hiện khi nhóm nhà đầu tư trong CTCP Đầu tư xây dựng Hải Thạch đồng ý trở thành cổ đông chiến lược của CTCP Đầu tư UDIC tại Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn.
“Sự tham gia của các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực BOT này là lý do khiến VietinBank tin tưởng, chấp nhận tài trợ vốn, đồng thời giúp Dự án không bị gián đoạn, thậm chí là đổ vỡ”, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết.
Cần phải nói thêm rằng, UDIC hiện là cổ đông chi phối tại CTCP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn, thậm chí sau khi tiến hành tái cơ cấu, tỷ lệ góp vốn tham gia Dự án của nhà đầu tư này đã lên tới 80%.
Tính đến giữa tháng 5/2017, tức là chỉ khoảng 1 tháng sau khi UDIC được tái cơ cấu, Công ty BOT Bắc Giang - Lạng Sơn đã được cung cấp Bảo đảm thực hiện hợp đồng cho Dự án cũng do VietinBank phát hành. Bộ GTVT cũng ghi nhận việc tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu từ 10,64% lên 13,5% để phù hợp với năng lực tài chính của nhà đầu tư. Đối với phần vốn chủ sở hữu còn lại sẽ được nhà đầu tư góp theo tiến độ thực hiện Dự án.
“Như vậy, CTCP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn đã hội đủ các điều kiện cần và đủ theo yêu cầu của Bộ GTVT để có thể nối lại việc triển khai Dự án”, ông Nguyễn Hữu Long, Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án an toàn giao thông - đơn vị được giao làm đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói.
Áp lực tiến độ
Theo kế hoạch, Dự án phải hoàn thành vào năm 2018. Tuy nhiên, do nguồn vốn tín dụng chưa khơi thông, vốn chủ sở hữu đóng chưa đủ, nên đến cuối tháng 12/2016, nhà đầu tư mới giải ngân được 560 tỷ đồng/12.188,3 tỷ đồng (đạt 4,1%) bằng nguồn vốn chủ sở hữu, khiến Dự án bị chậm tiến độ gần 2 năm.
Cụ thể, theo báo cáo của CTCP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn, đến thời điểm này, tổng sản lượng thực hiện toàn Dự án mới đạt 1.300 tỷ đồng. Đối với hợp phần tăng cường mặt đường Quốc lộ 1, nhà đầu tư BOT đã hoàn thành 110/110 km (100%) thảm bê tông nhựa lớp C19 (lớp áp chót của mặt đường - PV), hoàn thành 65/110 km (đạt 60%) lớp nhựa polime (lớp cuối cùng).
Với tuyến cao tốc (tổng chiều dài 63,4 km), Bộ GTVT đã thẩm định toàn bộ thiết kế kỹ thuật, đạt 100%. Công tác giải phóng mặt bằng, nhà đầu tư đã bàn giao 63,4/63,4 km cọc xác định ranh giới, đạt 100%; thực hiện công tác đo đạc, kiểm đếm 63,4/63,4 km đạt 100%, áp giá đền bù 60/63,4 km tuyến cao tốc, địa phương đã bàn giao 5,3/64,3 km. Công tác rà phá bom mìn đã thực hiện xong.
Dự án Đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn
Tổng mức đầu tư 12.188 tỷ đồng, gồm 2 hạng mục:
- Xây dựng mới tuyến cao tốc có điểm đầu tại Km45+100 (giao cắt với Quốc lộ 1 tại xã Mai Sao, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn); điểm cuối tại Km108+500, kết nối với điểm cuối của Dự án Nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang theo hình thức BOT (TP. Bắc Giang), dài 63,86 km.
- Tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 có điểm đầu tại Km1+800 (Lý trình Quốc lộ 1) thuộc khu vực cửa khẩu Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn); điểm cuối tại Km112+038,84 (Lý trình Quốc lộ 1) tại huyện Tân Dĩnh (tỉnh Bắc Giang), với tổng chiều dài tuyến Quốc lộ 1 là 110,2 km.
“Do các hạng mục còn lại rất lớn, nên ngay cả khi được nới thời hạn thi công thêm 12 tháng thì việc hoàn thành công trình vào năm 2019 vẫn là mục tiêu đầy thách thức đối với cả chủ đầu tư và cơ quan quản lý”, một chuyên gia cho biết.
Trong khi đó, đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn nằm trong quy hoạch của đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn nối từ Thủ đô Hà Nội tới Cửa khẩu Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn), từ đây sẽ kết nối với tuyến cao tốc quốc tế Hữu Nghị - Nam Ninh (Trung Quốc).
“Đây là dự án trọng điểm của ngành giao thông nhằm kết nối hạ tầng giao thông giữa Việt Nam và Trung Quốc, tăng cường phát triển kinh tế - xã hội và thông thương giữa hai nước”, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết.
Theo ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT VietinBank, do khối lượng còn lại của Dự án rất lớn (Dự án mới hoàn thành việc tăng cường mặt đường Quốc lộ 1), nên Dự án cần sự chung tay hỗ trợ của Bộ GTVT và chính quyền hai tỉnh có tuyến đường đi qua, đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng.
Trước đó, để gỡ khó cho nhà đầu tư, Bộ GTVT đã đề nghị UBND hai tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn chỉ đạo Hội đồng Đền bù, giải phóng mặt bằng các địa phương phối hợp với chủ đầu tư Dự án Đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn tiến hành rà soát, hoàn thiện các thủ tục và tiếp tục triển khai công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thi công dự án bắt đầu từ tháng 6/2017 và hoàn thành cơ bản công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2017.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng muốn lãnh đạo các tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn chỉ đạo các địa phương, các lực lượng chức năng tiếp tục hỗ trợ, phối hợp với CTCP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn, đơn vị tư vấn, nhà thầu Dự án để đảm bảo tiến độ, chất lượng thi công công trình; thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường…
“Để đảm bảo Dự án được triển khai hiệu quả, đúng tiến độ, CTCP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn cần thực hiện bài bản các thủ tục pháp lý, rút kinh nghiệm để trách mắc phải những sai sót như trước đây”, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường yêu cầu.
-
Lập tổ công tác liên ngành hỗ trợ nhà đầu tư nghiên cứu đầu tư cảng Liên Chiểu -
Chính phủ luôn đồng hành cùng các địa phương thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc -
Nâng vốn nhà nước tại cao tốc Hữu Nghị - Lạng Sơn lên 70% tổng mức đầu tư
-
Bộ Giao thông Vận tải thông tin về việc cắm mốc lộ giới đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Hà Tĩnh phê duyệt thêm một khu vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng -
Ninh Thuận đang đứng trước cơ hội phát triển mới -
TP.HCM mời đầu tư nhiều dự án văn hóa, thể thao theo hình thức PPP -
Hành trình kết nối phát triển cảng biển Việt Nam: Tất cả dòng sông đều chảy về biển -
Đề xuất triển khai sớm Dự án cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng -
Bình Định vượt chỉ tiêu thu hút số dự án vào cụm công nghiệp
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/10 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nếu được, đề xuất áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt cho tất cả dự án tại khu công nghiệp -
3 Minh định phương án nâng đời tuyến cao tốc về miền Tây -
4 Ngoài đánh thuế, còn cách nào để giảm giá nhà đang tăng "thẳng đứng"? -
5 Kinh tế tăng tốc, chờ tin vui cuối năm
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số
- Bà Hàn Thị Khánh Vinh, Tổng giám đốc Vinapharm nhận Giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc châu Á 2024
- FWD giành cú đúp giải thưởng về thương hiệu và doanh nghiệp
- M.O.I giành 2 giải thưởng APEA 2024, khẳng định vị thế dẫn đầu ngành làm đẹp Việt Nam