
-
Gắn biển công trình Trung tâm Chính trị - Hành chính, Trung tâm Hội nghị - Biểu diễn TP. Hải Phòng
-
Thúc đẩy hợp tác cấp địa phương giữa Hà Nội và Liên bang Nga
-
Củng cố quan hệ chiến lược Việt - Nga qua hợp tác y tế công nghệ cao
-
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phát triển nhanh và bền vững
-
Năng lượng, dầu khí có đóng góp quan trọng trong hợp tác Việt - Nga -
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục
Trong lúc này, nếu đặt câu hỏi về động cơ của những người đang có lựa chọn khu vực công để gắn bó, câu trả lời hẳn sẽ không có gì khác biệt, đó là thu nhập và thăng tiến.
![]() |
Ảnh minh họa |
Câu hỏi tiếp theo, làm thế nào để có thu nhập, làm gì để thăng tiến? Những người tích cực, có trách nhiệm, có sự tâm huyết thực sự sẽ được chọn, hay thay vào đó là người biết cách quan hệ? Người làm đúng quy trình sẽ có thu nhập, hay những người biết cách sách nhiễu, biết cách làm khó doanh nghiệp...?
Thực tiễn không dễ có câu trả lời ngay và đây chính là vấn đề phải bàn.
Các chuyên gia kinh tế đã chứng minh rằng, nếu cơ chế, chính sách tạo ra những động cơ sai lệch, khuyến khích sai lệch, thì người trong khu vực công sẽ có xu hướng bước vào vùng xám của chính sách.
Hệ quả của cơ chế này không chỉ là sự tồn tại của số lượng lớn công chức sáng vác ô đi tối vác về, những công chức chân ngoài dài hơn chân trong... mà còn là những chính sách nhập nhèm, tùy nghi, những thủ tục hành chính rườm rà, những điều kiện kinh doanh phi lý... được sản sinh bởi tư duy tìm kiếm thu nhập, lợi ích từ chính sách.
Hiện trạng trên không phải không có, thậm chí còn khá phổ biến khi phân tích sâu vào hệ thống quy định về điều kiện kinh doanh – đầu tư hiện hữu cũng như tình trạng trên nóng, dưới lạnh hay quy định thì tốt mà thực thi không được.
Môi trường kinh doanh, cộng đồng doanh nghiệp và đương nhiên cả nền kinh tế sẽ chịu những tác động bất lợi vô cùng lớn từ những nhóm công chức tìm kiếm lợi ích từ vị trí trong bộ máy hành chính này... Thậm chí, các kế hoạch tinh giản bộ máy hành chính luôn ở trong thế khó thực thi.
Tình hình sẽ tệ hơn khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đem đến những hình thức kinh doanh, mối quan hệ sản xuất mới, đòi hỏi bộ máy Nhà nước phải có phương thức quản lý mới để tạo nền tảng thúc đẩy sức sáng tạo của nền kinh tế... Nhiều chuyên gia kinh tế còn lo ngại nếu bộ máy nhà nước, đội ngũ công chức không thay đổi kịp thì sẽ tạo nên những nút thắt mới của phát triển...
Để thay đổi, lời giải có thể làm ngay sẽ là thay đổi động cơ làm việc của những con người trong bộ máy nhà nước.
Hiện tại, động cơ này đang chịu tác động rất lớn bởi các chính sách liên quan đến thu nhập, tiền lương cũng như cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ. Một công chức sẽ thực sự tâm huyết, gắn bó với công việc khi khoản tiền lương họ nhận được đủ để trang trải cuộc sống của gia đình, khi cơ hội thăng tiến được đặt trên sân chơi cạnh tranh về năng lực với các điều kiện, tiêu chí minh bạch, công khai...
Nhưng điều đó dường như vẫn chưa đủ để tạo nên một đội ngũ công chức cống hiến hết mình cho sự nghiệp mà họ chọn.
Thử nhìn vào con đường đi lên, áp lực cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sẽ không có gì thay đổi nếu như doanh nghiệp không nhìn thấy khả năng bị thay thế bởi những sản phẩm, dịch vụ tốt hơn, rẻ hơn, giá trị gia tăng cao hơn của những doanh nghiệp khác.
Công chức cũng cần phải đặt vào tình thế như vậy, nếu không nỗ lực, không cống hiến, làm sai quy trình, bị đào thải là điều tất yếu. Ngược lại, ai cũng có thể nhìn thấy con đường thăng tiến trong sự nghiệp của mình sẽ đồng hành với nỗ lực sáng tạo, nâng cao hiệu quả công việc.
Đây là những việc phải được xử lý căn bản trong các kế hoạch cải cách hệ thống hành chính, sắp xếp lại bộ máy, cải cách tiền lương tới đây.
Khi đó, động cơ gắn bó với sự nghiệp của những người đã chọn khu vực công mới thực sự dựa trên là chất lượng, hiệu quả công việc và mong muốn cống hiến vào sự phát triển chung, thay vì động cơ có một chỗ làm ổn định.

-
Năng lượng, dầu khí có đóng góp quan trọng trong hợp tác Việt - Nga -
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục -
Triển khai những dự án biểu tượng cho quan hệ Việt Nam - Nga trong kỷ nguyên mới -
Chính phủ thông qua hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã năm 2025 -
Sửa Luật Doanh nghiệp đang rất cấp bách -
Công bố sản phẩm hợp quy: Không thể bỏ, nhưng sẽ co hẹp để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp -
Việt Nam coi trọng củng cố, mở rộng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”