-
Chubb Life Việt Nam tiếp tục mở rộng Kênh đối tác kinh doanh Infinity tại Nghệ An -
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh không thể thiếu vai trò của các doanh nghiệp công nghệ -
Tập đoàn Lulu của UAE tăng mua hàng Việt -
Áp thuế VAT với phân bón: Nhìn vào bức tranh toàn cảnh -
Cần cú hích mạnh cho Vietnam Airlines cất cánh -
Hòa Phát tăng tốc chuẩn bị sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao
Đây là công ty con của Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex), được thành lập cuối năm 2002 và niêm yết cổ phiếu VPK trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM vào 4 năm sau đó.
Không thể vực dậy hoạt động kinh doanh sản xuất bao bì giấy, chai và nắp nút nhựa do thua lỗ kéo dài, doanh nghiệp này cũng không còn các điều kiện cơ bản cần thiết như vốn kinh doanh, thị trường, khách hàng, nguồn nhân lực mạnh để tiếp tục hoạt động.
Cuối năm 2018, website Bao bì Dầu thực vật đăng tải thông tin rao bán nhà máy chuyên ngành bao bì giấy carton tại tỉnh Bình Dương, trên diện tích đất 60.000 m2 và 15.000 m2 nhà xưởng chính, với giá 220 tỷ đồng (chưa VAT),...
Không đề cập tổng nguồn tiền thu về sau khi thanh lý, chuyển nhượng toàn bộ tài sản, ban lãnh đạo VMPACK chỉ cho biết, đã dùng số tiền này để giải quyết chế độ cho người lao động theo quy định, hoàn tất nghĩa vụ thuế, hải quan với cơ quan chức năng, thanh toán các khoản nợ gốc và lãi ngân hàng, nợ nhà cung cấp và các khoản phải trả theo quy định.
Đến nay, Công ty đã hoàn tất các công việc cần thiết theo luật định và chuẩn bị chốt danh sách cổ đông với Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) để chia tiền còn lại cho cổ đông trước khi giải thể.
Dự kiến ngày chốt danh sách là 20/10 và thanh toán sau đó 10 ngày.
Theo số liệu báo cáo tài chính đến ngày 15/09, vốn chủ sở hữu của Bao bì Dầu thực vật còn hơn 76 tỷ đồng (phần lớn đang được gửi ngân hàng có kỳ hạn không quá 3 tháng) và dự kiến chia 5.070 đồng/cp, với gần 15 triệu cổ phần đang lưu hành.
Vocarimex hiện nắm 51,05% vốn doanh nghiệp sắp giải thể nói trên. Dự kiến với mức chia 5.070 đồng/cp, Vocarimex nhận về 38,8 tỷ đồng.
Trong các năm qua, vốn đầu tư của doanh nghiệp có trụ sở chính tại khu công nghiệp Tân Thới Hiệp (quận 12, TP.HCM) này chủ yếu từ vốn vay ngân hàng, phát sinh chi phí tài chính và khấu hao dự án cao, làm tăng giá thành sản phẩm nên không thể cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.
Phương án giải thể được lập từ năm 2018- thời điểm VMPACK chỉ có 10 lao động.
Hiện Cục Thuế TP.HCM xác nhận hoàn tất nghĩa vụ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của Bao bì Dầu thực vật từ đầu tháng 06/2020. Sau đó 20 ngày, cổ phiếu VPK sẽ bị huỷ đăng ký giao dịch.
-
Tập đoàn Lulu của UAE tăng mua hàng Việt -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 4: Chìa khóa bước vào kỷ nguyên mới -
Áp thuế VAT với phân bón: Nhìn vào bức tranh toàn cảnh -
Cần cú hích mạnh cho Vietnam Airlines cất cánh -
Hòa Phát tăng tốc chuẩn bị sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao -
Định hình tư duy cho doanh nghiệp trong thời đại mới -
Công nghiệp xi măng đang... sống mòn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/11 -
2 Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
3 Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
4 Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
5 Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng
- 40 năm phát triển vững vàng, Mitsubishi Cleansui đồng hành cùng cuộc sống khỏe
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam