-
Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD -
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam
Cách đây hơn 10 năm, Doanh nhân Hoàng Thị Phương, Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Phương Anh sau bao năm xa quê lập nghiệp đã về đầu tư xây dựng tuyến đường Thái Bình - Hà Nam nối với tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và cách đây gần 2 năm, doanh nghiệp đã trúng thầu xây dựng tuyến đường ven biển - đây là hai con đường huyết mạch phát triển của tỉnh Thái Bình.
Lễ chuyển giao tuyến đường bộ nối hai tỉnh Thái Bình - Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. |
Con đường Thái Bình - Hà Nam
Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Phương Anh thành lập từ năm 2000, tiền thân là Xí nghiệp Xây dựng tư nhân Phương Anh tại tỉnh Điện Biên, vốn liếng ban đầu trên 2 tỷ đồng. Chỉ sau 20 mươi năm, Phương Anh trở thành công ty có quy mô lớn với vốn điều lệ là 2.267 tỷ, tổng tài sản trên 6.500 tỷ đồng (năm 2018). Trung thành với 6 chữ : Uy tín - Chất lượng - Tiến độ, Công ty Phương Anh nhận được nhiều hợp đồng xây dựng lớn trên nhiều tỉnh, thành phố.
Năm 2009, đánh dấu bước ngoặt trong quá trình đầu tư của Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Phương Anh, đó là đầu tư về quê hương Thái Bình. Công ty đã chủ động đề xuất lập dự án và được Chính phủ, UBND tỉnh Thái Bình chấp thuận là nhà đầu tư tuyến đường bộ nối hai tỉnh Thái Bình - Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Dự án có điểm đầu là cầu Thái Hà vượt sông Hồng thuộc xã Tiến Đức (huyện Hưng Hà, Thái Bình), điểm cuối nối với Quốc lộ 10 tại km 66+815 thuộc xã Đông Hải (huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình). Cùng với tuyến chính, còn có tuyến nhánh vào Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Trần, Nhà hạt quản lý đường bộ, Trường tiểu học, Trung học cơ sở, Trạm y tế xã Thái Phương.
Tuyến đường có tổng chiều dài 26,2 km, đạt tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng, thiết kế hai chiều xe, vận tốc 100 km/giờ. Nền đường chính rộng 22,5 m, gồm bốn làn xe cơ giới 4x3,75 m và hai làn xe thô sơ 2x2,0 m (mỗi chiều đường có 2 làn xe cơ giới và một làn xe thô sơ), dải phân cách rộng 1,5 m cùng hệ thống đường gom hai bên, hệ thống thoát nước và hệ thống an toàn giao thông. Tổng vốn đầu tư trên 4.666 tỷ đồng theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).
Thi công công trình cầu Trà Lý trên tuyến đường ven biển Thái Bình. |
Bà Hoàng Thị Phương, Tổng giám đốc Công ty chia sẻ, khi khởi công dự án đầu tư tuyến đường Thái Bình - Hà Nam nối đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đúng thời điểm suy thoái kinh tế chạm đáy, rất nhiều khó khăn ập đến, nhất là lãi suất ngân hàng lên rất cao tới 21%/năm. Để khắc phục khó khăn về tài chính, giai đoạn đầu, Công ty Phương Anh đã huy động nguồn lực tài chính lớn cùng nguồn nhân lực, thiết bị máy móc, vật tư
Quá trình thi công tuyến đường bộ nối Thái Bình - Hà Nam cần khối lượng vật tư, vật liệu, phương tiện thiết bị rất lớn, trong khi đó lại không có đường vận chuyển vào, không có mặt bằng tập kết xe máy thiết bị, vật tư. Công ty đã tìm giải pháp tập kết các nguồn nguyên vật liệu ở đầu tuyến và đặc biệt đã mở cảng đường sông kịp thời phục vụ vật tư, vật liệu cho toàn tuyến.
Diện tích mặt bằng cần giải phóng cũng rất lớn, gần 200 ha, chiều dài trên 26 km đi qua rất nhiều xóm làng, nhà dân, công trình công cộng, cụm công nghiệp... Công ty đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương và bằng cách làm trực tiếp khách quan, minh bạch, thấu đáo quyền lợi của nhà nước, nhà đầu tư và người dân, nên khâu giải phóng mặt bằng vốn rất phức tạp đã được thực hiện nhanh, tạo điều kiện cho thi công đáp ứng tiến độ.
Trong quá trình thi công, để xử lý nền đất yếu của khu vực đồng ruộng trũng, Công ty đã áp dụng công nghệ hiện đại là đóng cọc cát mang lại hiệu quả cao.
Thực hiện cam kết với tỉnh Thái Bình quyết tâm vượt qua khó khăn thách thức thực hiện thành công dự án, sau 10 năm ròng rã, ngày 23/12/2019, liên danh Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và Thương mại Phương Anh và Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Nam Bắc cùng tỉnh Thái Bình long trọng tổ chức lễ chuyển giao Dự án tuyến đường bộ nối Thái Bình, Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Dự án được UBND tỉnh Thái Bình đánh giá cao về quá trình phối hợp, triển khai đúng tiến độ và đạt chất lượng công trình; Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cấp giấy chứng nhận phù hợp về chất lượng; được Trung tâm Khoa học Công nghệ Giao thông vận tải (Đại học Giao thông - Vận tải) giám định và cho kết quả công trình hoàn thành phù hợp với thiết kế, chất lượng đáp ứng các yêu cầu của dự án.
Đây là dự án giao thông trọng điểm khi đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Bình, Hà Nam. Một con đường mới gánh trọng trách là tuyến giao thông huyết mạch kết nối nhiều huyện phía Tây Bắc của tỉnh, kết nối Thái Bình với Vành đai IV của Thủ đô Hà Nội cùng các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Tương lai, tuyến đường sẽ đấu nối vào dự án đường bộ ven biển Thái Bình đang được thi công, tạo thành tuyến giao thông hiện đại, liên hoàn giúp Thái Bình, nhất là Khu kinh tế kết nối thuận tiện hơn nữa với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng để đẩy mạnh giao thương, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.
Tuyến đường bộ ven biển
Nhà đầu tư Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Phương Anh, một trong những đơn vị tham gia đấu thầu quốc tế gói thầu dự án đường ven biển đoạn qua tỉnh Thái Bình. Với năng lực, kinh nghiệm, Công ty đã trúng thầu.
Ngày 14/2/2019, tại xã Thái Hòa (huyện Thái Thụy), UBND tỉnh Thái Bình đã long trọng tổ chức lễ động thổ, khởi công Dự án Tuyến đường bộ ven biển với sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các đồng chí lãnh đạo Trung ương và địa phương.
Tuyến đường ven biển Thái Bình có điểm đầu kết nối với tuyến ven biển TP. Hải Phòng, điểm cuối với tỉnh Nam Định, chiều dài 34,42 km, trong đó đoạn qua huyện Thái Thụy dài 11,63 km, qua huyện Tiền Hải dài 22,036 km và huyện Giao Thủy (Nam Định) dài 0,72 km. Tuyến đường được xây dựng theo quy mô cấp III đồng bằng, rộng 12 m với 2 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, vận tốc thiết kế 80 km/h. Tuyến có tới 11 cầu, trong đó có 5 cầu lớn vượt sông Trà Lý, sông Hồng, sông Diêm Hộ, cầu sông Lân 1 và sông Lân 2 cùng 6 cầu trung và nhỏ. Các cầu lớn được thiết kế bê tông cốt thép dự ứng lực theo công nghệ dầm đúc hẫng, chịu động đất cấp VII, tải trọng va tàu 2.000 DWT.
Tổng mức đầu tư của Dự án là 3.872 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 1.100 tỷ đồng, ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động khác 1.593 tỷ đồng, vốn nhà đầu tư BOT 1.289 tỷ đồng.
Dự án đầu tư theo hình thức PPP, hợp đồng BOT - một trong các hình thức huy động vốn xã hội, tiết kiệm nguồn vốn Chính phủ, địa phương, tạo nguồn thu ngân sách và thu hút nguồn vốn từ các hoạt động dịch vụ, tạo nhiều việc làm, góp phần tăng trưởng kinh tế quốc gia, địa phương.
Mặc dù Covid-19 gây khó khăn, nhưng Công ty Phương Anh vẫn bố trí tổ chức thi công tốt và đảm bảo tiến độ. Đến nay, toàn bộ mặt nền đường trên địa bàn huyện Thái Thụy đã cơ bản hoàn thành và đang thi công cầu Trà Lý với tổng giá trị thưc hiện là trên 460 tỷ đồng. Công ty tích cự phấn đấu đến Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình đạt khối lượng 550 tỷ đồng và dự kiến đầu năm 2021 sẽ hợp long cầu Trà Lý.
Dự án tuyến đường bộ ven biển Thái Bình hoàn thành đi vào hoạt động thiết thực phục vụ các dự án quy hoạch trọng điểm như Khu Kinh tế Thái Bình, tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh, cảng Diêm Điền, Trung tâm Điện lực Thái Bình, các cụm công nghiệp 2 huyện Tiền Hải, Thái Thụy… Tuyến đường sẽ kết nối gần nhất nền kinh tế các tỉnh Nam Định, Thái Bình với sân bay quốc tế Cát Bi, cảng biển Hải Phòng, cửa khẩu Quảng Ninh; tạo quỹ đất lớn cho đầu tư sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên biển, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, tạo thuận lợi trong cứu hộ, cứu nạn, ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu và tăng cường quốc phòng, an ninh ven biển, đặc biệt góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, du lịch của cả vùng ven biển Bắc bộ.
Song song với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Phương Anh tích cực trong các hoạt động nhân đạo. Công ty đã tài trợ xây mới Trường tiểu học Minh Tân 2 tầng, 8 phòng học với trang thiết bị đạt chuẩn; trao tặng tỉnh Thái Bình 2 máy thở và 10 máy trợ thở phục vụ phòng chống Covid-19.
-
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ?
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu