
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng
-
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE
-
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng
-
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu
-
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt
![]() |
Trong thông báo ngày 30/5, Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS), tức Ngân hàng trung ương Singapore, cho biết Credit Suisse bị phạt 700.000 SGD (505.000 USD), trong khi mức phạt đối với United Overseas Bank lên tới 900.000 SGD. Ngoài ra, MAS cũng ban hành lệnh cấm hoạt động kinh doanh trọn đời tại Singapore đối với 2 chủ ngân hàng nói trên là Jens Fred Sturzenegger và Yak Yew Chee.
Ông Sturzenegger là cựu Giám đốc chi nhánh Singapore của Falcon Private Bank Ltd, trong khi ông Yak Yew Chee từng có thời gian làm việc tại BSI Bank Ltd của Singapore.
Trước đó, Singapore cũng cấm cựu chủ ngân hàng Goldman Sachs hoạt động kinh doanh tại nước này trong 10 năm do những vi phạm liên quan đến Quỹ 1MDB, dù 1MDB luôn phủ nhận các cáo buộc tương tự như vụ việc này. Đây là kết quả của quá trình điều tra kéo dài 2 năm do Cục các vấn đề thương mại (CAD) tiến hành về các vấn đề liên quan đến Quỹ 1MDB.
MAS cho biết cơ quan điều tra đã phát hiện những sai sót trong hoạt động kiểm soát ở các ngân hàng và sự yếu kém trong tiến trình xét duyệt cho khách hàng, cũng như việc giám sát các giao dịch. MAS yêu cầu các ngân hàng lập ra các bộ phận độc lập để triển khai các biện pháp điều chỉnh, thực hiện hiệu quả hoạt động, cũng như trừng phạt các nhân viên vi phạm.
Singapore, trung tâm tài chính của khu vực vốn được biết đến là một nước có quan điểm cứng rắn đối với vấn đề tham nhũng, đã tiến hành một cuộc điều tra liên quan đến một số tổ chức tài chính của nước này được sử dụng vào các hoạt động tài chính phi pháp, trong đó đã có 4 nhân viên của các ngân hàng tư nhân ở nước này chịu những mức phạt từ cấm tham gia các hoạt động tài chính cho đến phạt tù, đồng thời phạt tiền tổng cộng 29,1 triệu USD đối với 8 ngân hàng có sai phạm liên quan.
Các nước Mỹ, Thuỵ Sĩ cũng đã tiến hành điều tra liên quan đến bê bối này của Quỹ 1MDB.
Quỹ 1MDB được Chính phủ Malaysia thành lập để thúc đẩy phát triển kinh tế tại Malaysia thông qua quan hệ đối tác toàn cầu và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tuy nhiên, đến năm 2015, quỹ này đã dính phải bê bối liên quan đến việc thất thoát 3,5 tỷ USD trong các giao dịch kéo dài, kéo theo hàng loạt vụ điều tra thị trường tài chính ở một số nước như Mỹ, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Malaysia, Singapore.

-
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt -
Sòng phẳng, nhân văn trong thu hồi nợ -
Vàng quốc tế hồi phục, giá vàng miếng SJC đạt 119,3 triệu đồng/lượng -
Chênh lệch giá vàng cao có nguy cơ còn kéo dài -
Biến động tỷ giá kéo lùi lợi nhuận doanh nghiệp -
Vàng miếng SJC "bốc hơi" 4,5 triệu đồng/lượng tuần qua, tỷ giá hạ nhiệt
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây