-
Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài có 4 nhà đầu tư quan tâm -
Chủ tịch Quảng Ngãi chỉ đạo khẩn trương giải ngân vốn đầu tư ngay từ đầu năm -
“Đo” tác động từ siêu dự án đường sắt 8,027 tỷ USD -
Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch -
Đầu năm, nhiều dự án nghìn tỷ được đưa vào hoạt động ở Quảng Nam -
Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM
Dự án Dầu Giây - Tân Phú dự kiến khởi công vào cuối năm 2017 |
Dự án xây dựng cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (từ Đồng Nai đến Lâm Đồng) dài gần 200 km sẽ được chia thành 3 dự án thành phần với tổng số vốn đầu tư hơn 55.000 tỷ đồng. Trong đó, dự án thành phần 1 từ Dầu Giây – Tân Phú dự kiến khởi công vào cuối năm 2017 theo hình thức hợp đồng BOT.
Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt đề xuất dự án thành phần 1 xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (thuộc dự án đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương) với chiều dài 59,6 km, tổng mức đầu tư hơn 14.650 tỷ đồng.
Dự án được phân kỳ đầu tư làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 đầu tư gần 8.000 tỷ đồng xây dựng đường cao tốc 4 làn xe hạn chế, tốc độ là 80km/h. Giai đoạn 2 là hoàn chỉnh đường cao tốc 4 làn xe vận tốc thiết kế từ 100-120 km/h với mức đầu tư gần 6.700 tỷ đồng. Theo kế hoạch dự án sẽ được khởi công vào quý IV/2017, hình thức đầu tư hợp đồng BOT không có sự hỗ trợ của Nhà nước và dự kiến hoàn thành vào 2020.
Ông Nguyễn Xuân Lâm, Phó Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án 1 (Bộ GTVT), cho biết, dự kiến trong tháng 12, Bộ GTVT sẽ phê duyệt dự án đầu tư Dầu Giây – Tân Phú, sau khi được phê duyệt, Ban Quản lý sẽ hoàn thiện hồ sơ mời thầu và công bố cho các nhà đầu tư quan tâm. Theo kế hoạch, thời gian mời nhà đầu tư trong khoảng 6 - 7 tháng, theo đúng trình tự sẽ khởi công dự án này trong năm 2017.
Dự án thành phần thứ 2 từ Tân Phú - Bảo Lộc dài 66 km với tổng mức đầu tư hơn 17.260 tỷ đồng sẽ được thực hiện bằng nguồn vốn vay ODA. Dự kiến nguồn vốn vay ODA là 14.300 tỷ vốn đối ứng của Chính phủ là 2.300 tỷ.
Dự án thành phần thứ 3 từ Bảo Lộc – Liên Khương dài 73 km với mức đầu tư hơn 23.000 tỷ đồng sẽ được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT có nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước để đảm bảo tính khả thi.
Hai dự án thành phần 2 và 3 dự kiến khởi công vào năm 2018 và hoàn thành vào năm 2021. Như vậy, gần 200 km đường cao tốc nối tỉnh Đồng Nai – Lâm Đồng theo kế hoạch sẽ hoàn thành thông xe vào năm 2021.
-
Đầu năm, nhiều dự án nghìn tỷ được đưa vào hoạt động ở Quảng Nam -
Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM -
Đà Nẵng cho thuê hơn 78.000 m2 đất để xây nhà máy có vốn đầu tư 177 triệu USD -
Chính phủ chính thức trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC -
Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay giai đoạn 2 cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh -
Dừng đầu tư hạng mục tuyến tránh TP. Bảo Lộc theo hình thức hợp đồng BT -
Hải Dương đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/2 -
2 Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM -
3 Đà Nẵng cho thuê hơn 78.000 m2 đất để xây nhà máy có vốn đầu tư 177 triệu USD -
4 Chính phủ chính thức trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC -
5 USD tăng mạnh, bitcoin lao dốc khi nhà đầu tư lo ngại "bóng ma" thương chiến
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024