-
Khai trương Công viên Logistics đầu tiên, hiện đại nhất Việt Nam -
Thêm dự án Khu dân cư tại huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa -
TP.HCM ra tiêu chí đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, gỡ vướng cho loạt đất vàng -
Quảng Nam: Cần hơn 1.340 tỷ đầu tư 7 dự án khu dân cư, khu tái định cư -
Giải tỏa điểm nghẽn trong triển khai dự án PPP -
Kết quả kiểm tra trước khi khai thác tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên
Vai trò trục “xương sống”
“Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy, chúng ta khó có thể tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa thành công nếu không sở hữu một kết cấu hạ tầng đường sắt đồng bộ, có năng lực chuyên chở cao với xương sống là tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam”. Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Thẩm định nhà nước Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam tại phiên họp của Hội đồng diễn ra vào giữa tuần này.
Được biết, cuộc họp trên có sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ngành liên quan; các địa phương có tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đi qua; các chuyên gia độc lập về đường sắt và giao thông - vận tải (GTVT).
Các nhóm vấn đề được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị đơn vị tư vấn thẩm tra, tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án và các thành viên Hội đồng cho ý kiến làm rõ gồm: sự cần thiết đầu tư; mục tiêu đầu tư; quy mô đầu tư; cấp tốc độ lựa chọn; phương án khai thác; hướng tuyến; số lượng nhà ga; khung tiêu chuẩn; cơ sở tính toán, xây dựng tổng mức đầu tư; phương án huy động vốn theo mô hình TOD; kế hoạch chuyển giao công nghệ nhằm hình thành, phát triển nền công nghiệp đường sắt…
“Đây là những vấn đề rất lớn, mang tính chiến lược liên quan đến chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Thời gian nghiên cứu không còn nhiều, đòi hỏi các đơn vị liên quan phải khẩn trương hơn nữa, nhưng cũng phải nghiên cứu kỹ lưỡng, có trách nhiệm cao trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Trước đó, vào cuối tháng 2/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 49-KL/TW về định hướng phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tại Kết luận số 49, Bộ Chính trị đã xác định đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là trục “xương sống”. Đến năm 2025, phấn đấu hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; khởi công các đoạn ưu tiên trong giai đoạn 2026 - 2030 (Hà Nội - Vinh; TP.HCM - Nha Trang).
Tại Tờ trình số 1281/TTr - BGTVT, ngày 14/2/2019 về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án, Bộ GTVT đề xuất nâng cấp tuyến đường sắt hiện tại đạt tốc độ 70 km/giờ cho tàu khách địa phương và tàu hàng; đầu tư xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao trên hàng lang Bắc - Nam dài 1.559 km, đường đôi, khổ tiêu chuẩn 1.435 mm, điện khí hóa, vận chuyển hành khách, có tốc độ thiết kế 350 km/giờ, tốc độ khai thác 320 km/giờ. Tổng mức đầu tư Dự án ước khoảng 58,71 tỷ USD, trong đó vốn nhà nước chiếm 80%, vốn tư nhân khoảng 20% tổng mức đầu tư.
Bộ GTVT đề xuất thực hiện phân kỳ đầu tư, trong đó Giai đoạn I (dự kiến từ năm 2020 đến 2032) sẽ nghiên cứu, đầu tư xây dựng đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TP.HCM với chi phí khoảng 24,71 tỷ USD; Giai đoạn II (dự kiến từ năm 2032 đến 2050) đầu tư đoạn Vinh - Đà Nẵng hoàn thành năm 2040, đoạn Đà Nẵng - Nha Trang hoàn thành năm 2050.
Tuy nhiên, theo Báo cáo thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành trên cơ sở kết quả rà soát của tư vấn thẩm tra, với mục tiêu chỉ vận tải hành khách, không chở hàng, thì Dự án không đảm bảo tính khả thi cùng hiệu quả đầu tư. Đồng thời, Dự án cũng khó có khả năng góp phần kéo giảm chi phí logistics, không phát huy hết vai trò của tuyến đường sắt tốc độ cao là trục xương sống của hành lang kinh tế Bắc - Nam.
Đề xuất phương án mở
Đơn vị tư vấn thẩm tra cho rằng, Dự án khả thi với phương án khai thác hỗn hợp tàu khách và tàu hàng tốc độ cao với vận tốc 225 km/giờ và 160 km/giờ cho tàu khách liên vùng, tàu hàng container.
Cấp tốc độ này cho phép vận hành hỗn hợp tàu khách và tàu hàng, mở cơ hội để các doanh nghiệp trong nước có thể tiếp cận làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao.
Nếu thực hiện theo phương án này, mỗi ngày, trên hành lang Bắc - Nam sẽ có 270 đôi tàu khách và hàng được thông qua, thay vì chỉ có 116 đôi tàu như phương án đề xuất của Bộ GTVT vào năm 2019; đáp ứng mục tiêu đề ra trong Quy hoạch Mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 1769/QĐ - TTg ngày 19/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Với phương án này, tư vấn thẩm tra tính toán khái toán tổng mức đầu tư Dự án là 61,026 tỷ USD, thực hiện phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn. Trong đó, Giai đoạn I (2025 - 2035) có tổng mức đầu tư 27,246 tỷ USD sẽ triển khai giải phóng mặt bằng, xây dựng 2 dự án thành phần là Ngọc Hồi - Vinh, dài 260 km và Thủ Thiêm - Nha Trang, dài 361 km; Giai đoạn II (2035 - 2041) có tổng mức đầu tư 33,781 tỷ USD tập trung xây dựng đoạn Vinh - Nha Trang (886,75 km).
Đơn vị tư vấn thẩm tra dự kiến huy động từ đấu giá bất động sản tại 50 khu đô thị nhà ga có quy mô từ 200 ha đến 500 ha/khu (theo mô hình TOD) là 39 tỷ USD, chiếm 63,15% tổng mức đầu tư.
Cần phải nói thêm rằng, đề xuất của tư vấn thẩm tra Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án cũng khá gần với đề xuất của Ban Cán sự Đảng Chính phủ về phương án đầu tư tuyến đường sắt cao tốc Bắc của Bộ GTVT vào tháng 10/2022.
Cụ thể, Bộ GTVT đề xuất xây dựng đường sắt đôi khổ 1.435 mm để vận tải hành khách và hàng hóa, tốc độ khai thác tối đa khoảng 180 - 225 km/giờ, chi phí đầu tư khoảng 64,8 tỷ USD. Sau khi hoàn thành toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội đất nước, sẽ nghiên cứu đề xuất công năng tuyến đường sắt hiện hữu.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án được Bộ GTVT trình năm 2019 đến nay đã xuất hiện nhiều thay đổi về pháp lý, quan điểm, mục tiêu đầu tư, nên cần nghiên cứu thêm các phương án đầu tư mới. Bộ GTVT sẽ chỉ đạo tư vấn lập Dự án tiếp tục làm rõ các góp ý của tư vấn thẩm tra, cập nhật ý kiến của các thành viên Hội đồng Thẩm định nhà nước, lãnh đạo các địa phương có tuyến đường đi qua.
“Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, phương án đầu tư cũng cần được thực hiện theo hướng mở, chưa vội chốt dải tốc độ, cũng như công nghệ lựa chọn”, ông Huy kiến nghị.
-
lelam 09:01 | 31-03-2023Chúng ta không thể có lợi ích kép như mơ tưởng. Hãy nhìn vào các nước đặc biệt là Mỹ để hiểu tại sao họ lại xây dựng đường sắt tốc độ cao. Theo tôi chúng ta cần phải có cái nhìn dài hạn, thiết kế tốc độ 350 km/h bây giờ là hợp lý. Tuy nhiên, do điều kiện thực tế, nên trước mắt chúng ta làm nền đường đảm bảo tốc độ thiết kế còn tầng trên chung ta thực hiện tốc độ 200 km/h kết hợp tàu container. Sau này nếu phát triển thêm tuyến hoặc cải tạo tuyến đường sắt hiện tại chở hàng chúng ta sẽ nâng cấp lên tốc độ cao hơn.1 thích
-
Giải tỏa điểm nghẽn trong triển khai dự án PPP -
Kết quả kiểm tra trước khi khai thác tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên -
"Soi" kịch bản phát triển mạng lưới metro tại Hà Nội, TP.HCM trị giá 132,85 tỷ USD -
Thống nhất Đề án tổng thể đầu tư hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô -
TP.HCM huy động hơn 40 tỷ USD làm 355 km metro như thế nào? -
Quảng Ngãi bàn giải pháp phát triển kinh tế, giảm phụ thuộc vào giá dầu -
TP.HCM: Giám sát 26 dự án đầu tư công, có đến 16 dự án chậm tiến độ
- Acecook Việt Nam và những nỗ lực vì một Việt Nam phát triển bền vững
- Việt Nam tham gia hợp tác nhân giống cà phê robusta toàn cầu
- FPT và RWE hợp tác thúc đẩy tầm nhìn chung về chuyển đổi năng lượng xanh
- Ghi âm trong quá trình tư vấn bảo hiểm tại MAP Life: Minh bạch để bảo vệ quyền lợi khách hàng
- Quỹ đầu tư Princeton đến Tập đoàn Ngân Tín tìm kiếm cơ hội hợp tác
- Bloom Beauty đưa dược mỹ phẩm hàng đầu Hoa Kỳ về Việt Nam