-
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV -
Du lịch Hà Nội bứt phá, hút khách hạng sang -
Thông tin mới nhất về bệnh viêm phổi do virus hMPV tại Trung Quốc -
Sở Y tế TP.HCM: HMPV không phải là virus mới, từng được phát hiện năm 2023-2024 -
Các bộ, địa phương góp ý cho Đề án Phát triển, hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu -
Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí
Xu hướng dịch chuyển từ khám chữa bệnh tại bệnh viện công sang bệnh viện tư được dự báo tiếp tục duy trì trong những năm tới.
Số liệu của Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam cho thấy, tính đến năm 2022 có gần 320 bệnh viện tư trên cả nước với hơn 22.000 giường bệnh. Tại châu Á, y tế tư nhân bình quân chiếm 20-30% trong hệ thống y tế; còn ở Việt Nam, tỷ lệ y tế tư nhân mới chỉ chiếm 5,4%. Trong khi đó, Việt Nam đang phấn đấu tỷ lệ giường bệnh tư nhân đạt 10% và đạt 15% vào năm 2030.
Theo ông Hoàng Tuyên, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (TNH), hệ thống y tế công cộng bị quá tải, dẫn đến thời gian chờ đợi lâu, bởi vậy, phát triển khu vực tư nhân là chủ trương đúng đắn, là xu thế tất yếu giúp bổ sung cơ sở khám chữa bệnh, để người dân có nhiều lựa chọn hơn cho việc chăm sóc sức khỏe.
Ông Hoàng Tuyên, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (TNH) |
Nhìn thấy tiềm năng của y tế tư nhân, ông Tuyên và các cổ đông khác đã thành lập Công ty cổ phần Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên vào năm 2014 với 1 cơ sở y tế ban đầu có quy mô 150 giường bệnh. Đến nay, TNH đã phát triển 2 cơ sở bệnh viện tại Thái Nguyên, với 550 giường bệnh và 1.300 dịch vụ y tế. Công ty đang đầu tư xây dựng Bệnh viện TNH Việt Yên (Bắc Giang) quy mô 300 giường bệnh, dự kiến đi vào hoạt động vào quý I/2024.
Dự án Bệnh viện TNH Việt Yên dự kiến đi vào hoạt động vào quý I/2024 |
TNH cũng đang triển khai Dự án bệnh viện TNH Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn), tổng mức đầu tư hơn 600 tỷ đồng sẽ khởi công trong quý I/2024; Đồng thời, triển khai dự án bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế tại khu đô thị Ciputra (Hà Nội) với quy mô 500 giường bệnh, tổng mức đầu tư 2.500 tỷ đồng, dự kiến khởi công trong năm 2024. Phát triển chuỗi hệ thống bệnh viện là kế hoạch tham vọng của TNH song cũng là cơ hội tăng trưởng lớn của Công ty khi các dự án vận hành hiệu quả, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chất lượng cao của người dân.
Đặc biệt, mới đây Saigon Ratings công bố kết quả Đánh giá Xếp hạng tín nhiệm dài hạn cho TNH. Theo đó, TNH đạt mức Xếp hạng tín nhiệm “vnA+” với triển vọng “Ổn định”. Kết quả trên được Saigon Ratings đánh giá dựa trên nền tảng TNH là một trong những hệ thống bệnh viện ngoài công lập lớn của miền Bắc, hoạt động rất ổn định, doanh thu tăng trưởng đều, các biên lợi nhuận ổn định và dòng tiền hoạt động kinh doanh luôn tích cực.
Theo Saigon Ratings, mức rủi ro cho TNH trong ngắn và trung hạn là thấp nếu duy trì chiến lược hoạt động như hiện tại. Đồng thời, với chiến lược quản trị mang tính thận trọng và tập trung, Saigon Ratings đánh giá các dự án mới sẽ tạo ra nhiều giá trị tích cực cho doanh nghiệp trong dài hạn.
Việc nhận được Xếp hạng tín nhiệm “vnA+” cho thấy TNH đang có rất nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển, với những điểm mạnh về nguồn nhân lực chất lượng cao, khả năng đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh của khách hàng; Hoạt động kinh doanh rất ổn định; Các chỉ số đòn bẩy, khả năng trả lãi, thặng dư dòng tiền, khả năng tiếp cận vốn vay và thực hiện nghĩa vụ nợ được duy trì ở mức tốt.
Giấy chứng nhận đánh giá xếp hạng tín nhiệm của Saigon Ratings cho TNH |
Ông Hoàng Tuyên cũng cho biết thêm: các bệnh viện tư được quản trị tốt, cơ sở vật chất đầy đủ, đã tạo tiện ích cho người bệnh, đặc biệt giảm tải cho các bệnh viện công, bệnh viện tuyến trên. Hiện nay, ở một số tỉnh thành, người bệnh không còn phải cố công về Hà Nội hoặc TP.HCM, kéo theo người nhà phải nằm chực chờ để điều trị bệnh. Nếu khách hàng có nhu cầu, bệnh viện sẽ mời các giáo sư, bác sĩ giỏi tuyến trung ương về tỉnh phẫu thuật, thăm khám… mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh về di chuyển, điều kiện chăm sóc và cả chi phí.
Thống kê của Bộ Y tế cũng cho thấy, trong vòng 10 năm trở lại đây, tổng chi tiêu y tế trên đầu người của Việt Nam tăng bình quân 11%/năm. Số lượt đến bệnh viện khám chữa bệnh trung bình của mỗi người dân Việt Nam đã tăng từ 1,89 lượt/năm lên 2,95 lượt/năm trong vòng 10 năm qua. Song vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Thái Lan (3,5 lượt/năm), Trung Quốc (4,9 lượt/năm) và một số nước cao đáng kể như Nhật (12,2 lượt/năm).
Theo ông Hoàng Tuyên, nhiều địa phương đang trải thảm đỏ mời các nhà đầu tư trong lĩnh vực y tế. Ông kỳ vọng, Nhà nước sẽ tiếp tục có những chính sách để thu hút vốn tư nhân đầu tư vào y tế, nhằm thúc đẩy lĩnh vực này bứt tốc.
-
Đảm bảo đủ thuốc và kiểm soát giá thuốc chữa bệnh dịp Tết -
Trả giá đắt vì tự ý chữa bệnh tại nhà -
Tin mới y tế ngày 8/1: Cảnh báo dấu hiệu ung thư niệu đạo -
Sở Y tế TP.HCM: HMPV không phải là virus mới, từng được phát hiện năm 2023-2024 -
Lãnh đạo Bộ Y tế thăm, chúc mừng cầu thủ Xuân Son phẫu thuật thành công -
Việt Nam tạo dựng kỷ lục ghép tạng: Thành công vượt bậc và những cơ hội mới -
Cần thiết tiêm vắc-xin viêm gan B
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party
- BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025
- Sắm Tết thảnh thơi cùng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên