Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 14 tháng 09 năm 2024,
Đây là cách để mọi lao động trong tổ chức đóng góp vào quá trình đổi mới
Như Loan - 26/09/2023 18:39
 
Không phải chỉ nhân viên có tính sáng tạo mới có thể “thổi” làn gió đổi mới cho doanh nghiệp. Vì theo nghiên cứu của Harvard Business Review, còn phụ thuộc vào sự khác biệt trong tư duy hay các điểm mạnh yếu mà mỗi nhân viên sẽ đóng góp vào quá trình đổi mới.

Mô hình “đánh thức” năng lực đổi mới của nhân viên

Thông thường, khi nói đến đổi mới, doanh nghiệp sẽ nghĩ ngay đến các nhân viên giàu sức sáng tạo, thường xuyên đưa ra ý tưởng mới. Nhưng một ý tưởng chỉ có giá trị khi sở hữu độ khả thi cao và có thể giải quyết được các vấn đề nan giải của doanh nghiệp trong thực tế. Đó là lý do khi gia nhập vào đường đua đổi mới, tổ chức không chỉ nên tập trung vào các nhân viên có thiên khiếu sáng tạo, mà nên xem xét ở nhiều khía cạnh hơn – đa dạng nhân viên với đa dạng năng lực và tư duy.

Để phát huy tối đa tiềm năng đổi mới của đa dạng nhân viên trong tổ chức, Harvard Business Review gợi ý cho các doanh nghiệp mô hình SMRT với S-tructure (Tổ chức), M-odel (Hướng dẫn), R-eward (Khen thưởng) và T-rain (Đào tạo). 

SMRT là một mô hình doanh nghiệp có thể áp dụng để phát huy năng lực đổi mới của đa dạng nhân viên trong tổ chức.

Tùy theo mục tiêu và chiến lược của tổ chức, ­­doanh nghiệp có thể áp dụng 1 hoặc nhiều hơn các phương pháp tiếp cận mà mô hình SMRT gợi ý.

Trong trường hợp của Spotify, nền tảng nghe nhạc trực tuyến rất chú trọng yếu tố “Tổ chức” (Structure) vì công ty phải vận hành nhiều dự án lớn nhỏ cùng lúc, đòi hỏi sự tham gia của nhiều nhân viên với đa dạng thế mạnh. Yếu tố “Structure” này sẽ giúp xây dựng cấu trúc nhóm phù hợp với mong muốn cải tiến của doanh nghiệp. “Ông lớn” Thuỵ Điển đã tạo ra Echo, ứng dụng tổ chức nhóm dự án dựa trên mong muốn của nhân viên từ tất cả các phòng ban. Ứng dụng này đảm bảo mỗi nhóm dự án luôn quy tụ đủ nhân viên với những năng lực cần thiết.

Còn tại Apple, Tim Cook đã học hỏi và duy trì một thói quen từ Steve Jobs. Đó là tổ chức cuộc họp thường niên vào mỗi thứ 2 để tổng hợp ý tưởng từ nhân viên dựa trên những cập nhật về tình hình kinh doanh – phát triển sản phẩm của tập đoàn công nghệ này. Đây chính là yếu tố “Model” – khi lãnh đạo trở thành tấm gương và xây dựng được văn hóa cải tiến, thể hiện rõ điều mà tổ chức đang hướng đến với nhân viên. Đồng thời, việc treo giải 1 triệu USD vào năm 2019 cho bất kỳ ai “hack” được nhân hệ điều hành iPhone cũng là cách để các nhà quản trị vừa giúp Apple hạn chế tối đa nguy cơ tin tặc chiếm đoạt và bán thông tin người dùng vừa thiết lập chiến lược khen thưởng (Reward) giúp nhân viên phát huy thế mạnh đổi mới riêng.

Sáng kiến độc đáo khép lại các ví dụ về mô hình SMRT là Sally Beauty, đơn vị phân phối sản phẩm làm đẹp chuyên nghiệp của Mỹ. Công ty này tích hợp vào chương trình đào tạo nhân viên một trò chơi giả lập tình huống. Thử thách trò chơi đặt ra là dựa trên vấn đề của khách hàng, nhân viên cần sàng lọc từ nhiều dịch vụ công ty cung cấp để tư vấn giải pháp tốt nhất. Nhờ đầu tư nguồn lực vào phương pháp đào tạo (Train), Sally Beauty sở hữu đội tư vấn viên giàu kinh nghiệm giúp công ty này đạt doanh thu hơn 3,9 tỷ đô la hàng năm.

Nhận diện 4 nhóm chuyên gia đổi mới

Để áp dụng nhuần nhuyễn mô hình SMRT, doanh nghiệp cần thấu hiểu nguồn lực hiện tại. Cụ thể, lực lượng lao động của tổ chức đang sở hữu những kiểu tư duy và thế mạnh nào. Từ đó xác định nhóm thiên hướng còn thiếu và bổ sung vào lực lượng của mình.

Theo nghiên cứu của Harvard Business Review trên 112,497 nhân viên từ 84 quốc gia, tất cả nhân viên đều là những “chuyên gia đổi mới, sáng tạo” – chỉ là theo 4 cách tiếp cận khác nhau. 4 nhóm chuyên gia này gồm Người xác định vấn đề, Người định hình giải pháp, Người tối ưu giải pháp và Người triển khai giải pháp.

Nhận diện được các nhóm chuyên gia đổi mới trong nguồn lực nội tại là điều cần thiết để khuếch trương năng lực đổi mới của tổ chức.

Trong một tổ chức có thể tồn tại chỉ 1, hoặc cả 4 nhóm chuyên gia đổi mới. Trong đó, mỗi nhóm đều sở hữu ưu điểm riêng giúp quá trình đổi mới của doanh nghiệp, từ bước xác định vấn đề đến triển khai những sáng kiến mới, diễn ra bền vững. Việc thấu hiểu sâu sắc nguồn nhân lực sẽ giúp doanh nghiệp nhận diện được các “chuyên gia” từ đó xây dựng mô hình quản lý phù hợp với mục tiêu và nguồn lực sẵn có.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Tổng Giám đốc Công ty tư vấn nhân sự Talentnet nhận định: “Khi thị trường đang khan hiếm những luồng tư duy, cách tiếp cận đổi mới khác lạ, khám phá về mô hình SMRT thật sự là làn gió mới để doanh nghiệp Việt thử nghiệm và·đánh thức năng lực đổi mới. Nhưng đây chỉ là một trong số nhiều phương pháp độc đáo mà các tổ chức đổi mới toàn cầu đang áp dụng. Tùy thuộc vào khả năng, nhu cầu và mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ chọn những mô hình đổi mới phù hợp nhất với mình.”

Dù cải tiến hay đổi mới, sẽ luôn có những biến số và thách thức khiến lãnh đạo doanh nghiệp không khỏi trăn trở. Giúp doanh nghiệp tìm ra mô hình phù hợp và kích khởi tư duy đổi mới vào quản trị là mục tiêu mà The Makeover – hội thảo chuyên đề về quản trị đổi mới và cải tiến thông qua chiến lược nhân tài đang hướng đến.

Hội thảo sẽ có sự góp mặt của dàn diễn giả đẳng cấp quốc tế từ các quốc gia đổi mới hàng đầu như Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Mỹ, New Zealand, Singapore,… và các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Cùng với sự đồng hành của PNJ, PVOil và Vietsuccess và lời khẳng định “không chỉ dừng lại ở một hội thảo thường thấy”, The Makeover sẽ thảo luận 12+ chủ đề độc quyền với hơn 700 chuyên gia quản trị nhân sự và doanh nghiệp từ các doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.

Tham khảo thêm thông tin: https://bit.ly/3PfJege

Khi yếu tố giữ chân nhân sự không còn là lương thưởng
Chính sách lương thưởng luôn là yếu tố có sức hấp dẫn rất lớn đối với thị trường nhân sự. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, nhu cầu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư