
-
Mở rộng hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp Thái Bình và Hưng Yên tại KCN Liên Hà Thái
-
Avery Dennison bắt tay Shenzhou Group đầu tư nhà máy may mặc 4,7 triệu USD
-
Giảm thuế giá trị gia tăng tác động ngay tới sản xuất, kinh doanh
-
Doanh nghiệp Thái Bình - Hưng Yên trao đổi kinh nghiệm, hợp tác phát triển
-
Hội chợ Thaifex - Anuga Asia 2025: Nơi truyền cảm hứng và sáng tạo cho ngành Thực phẩm và Đồ uống tại châu Á -
Tập đoàn ROX Group tròn 29 tuổi
Câu hỏi rất nóng này đang được thảo luận trong giới chuyên gia kinh tế cũng như các hiệp hội doanh nghiệp ngay sau khi các số liệu thống kê tháng đầu tiên của năm 2024 được Tổng cục Thông kế công bố.
Nhưng với các bộ, ngành, chính quyền địa phương, việc đưa doanh nghiệp trở lại, thúc đẩy các kế hoạch kinh doanh... không phải là câu hỏi để bàn, mà là nhiệm vụ phải thực thi.
Năm nay, với mục tiêu được giao ngay từ đầu năm, số doanh nghiệp gia nhập thị trường (thành lập mới và quay trở lại hoạt động) trong năm 2024 tăng ít nhất 10% so với năm 2023; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm 2024 tăng dưới 10% so với năm 2023. Đây là các mục tiêu được xác định là tham vọng, nhưng thể hiện rõ quyết tâm cải cách của Chính phủ, sự đồng hành của các cấp chính quyền với doanh nghiệp trong Nghị quyết 02/2024/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024, đi kèm là hàng loạt giải pháp, cả ngắn hạn, dài hạn... được phân giao cho các bộ, ngành, địa phương, với thời hạn cụ thể.
Thế nhưng, bối cảnh thực tế, với những bất ổn khó lường ở bên ngoài, nhiều khó khăn ở bên trong chưa giải quyết dứt điểm đang khiến mục tiêu này trở nên thách thức hơn.
Thông thường, tháng 1 hàng năm là thời gian mà số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng so với các tháng còn lại trong năm do doanh nghiệp thường lựa chọn thời gian tạm ngừng vào thời điểm đầu năm tài chính.
Nhưng tháng 1 năm nay, số doanh nghiệp chọn phương án này tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2023. Con số trên còn cao hơn cả giai đoạn dịch bệnh Covid-19 hoành hành và là mức cao nhất trong tháng đầu tiên của năm kể từ trước tới nay.
Theo số liệu, phần lớn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong tháng 1/2024 có thời gian hoạt động ngắn (dưới 5 năm), với 19.611 doanh nghiệp (chiếm 44,6%); quy mô nhỏ (dưới 10 tỷ đồng) với 39.625 doanh nghiệp (chiếm 90,2%, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm 2023). Đây là nhóm doanh nghiệp dễ chịu ảnh hưởng, tác động tiêu cực từ dịch bệnh, cũng như khó khăn của năm 2023 và cũng là nhóm doanh nghiệp thuộc diện “dễ đóng, dễ mở”.
Song cũng có thể thấy rõ tỷ lệ khá cao doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 5 năm đã phải tạm dừng hoạt động. Nguyên nhân là do thiếu vốn, thiếu đơn hàng, chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao… Cũng có cả những doanh nghiệp gặp vấn đề nhân sự, chiến lược kinh doanh, nên lựa chọn việc tạm ngừng hoạt động trong ngắn hạn tại thời điểm trước Tết Nguyên đán để chờ đợi và tìm hướng đi, đối tác phù hợp. Cũng phải nói thêm, trong tháng 1 còn có gần 7.800 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể, 2.165 doanh nghiệp giải thể.
Cho dù vì lý do gì, thì các số liệu thông kê đang chỉ rõ, khó khăn của doanh nghiệp hiện hữu, bào mòn cả sức khỏe và ý chí kinh doanh của nhiều doanh nhân. Hệ quả của tình trạng này chính là tốc độ tăng trưởng rất thấp của đầu tư tư nhân trong năm 2023 và có thể sẽ lặp lại trong năm nay nếu không có những giải pháp hữu hiệu, kịp thời.
Hiện có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp được kiến nghị, bên cạnh việc kéo dài nhiều giải pháp được thực hiện từ các năm trước, đã có tác động tích cực. Có thể nhắc tới giải pháp tăng cường công tác xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu lao động, không để đứt gãy nguồn cung, đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sau Tết Nguyên đán; nghiên cứu, xây dựng các chính sách nhằm tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp nhỏ và vừa...
Nhưng một lần nữa, các doanh nghiệp nhắc tới vai trò của Nhà nước, nhất là sự chủ động, kịp thời trong thực hiện hiệu quả các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí, giảm rủi ro cho doanh nghiệp. Bên cạnh nỗ lực tự thân của doanh nghiệp, thì sự đồng hành của các cơ quan quản lý nhà nước, sự an toàn, có khả năng tiên liệu của môi trường pháp lý chính là không gian của các quyết định đầu tư, khởi nghiệp, tái khởi nghiệp...

-
Hanel góp mặt tại triển lãm thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân -
Hội chợ Thaifex - Anuga Asia 2025: Nơi truyền cảm hứng và sáng tạo cho ngành Thực phẩm và Đồ uống tại châu Á -
Bộ Công thương tính áp thuế suất 0% với gạo nhập từ Campuchia -
Tập đoàn ROX Group tròn 29 tuổi -
PTSC cung cấp tàu FSO cho Dự án khí Lô B - Ô Môn -
ĐHĐCĐ Nhựa Tiền Phong 2025: Đặt mục tiêu doanh thu 6.000 tỷ đồng, lợi nhuận 856 tỷ đồng -
Khoa học công nghệ: Nền tảng đưa Petrovietnam bước vào kỷ nguyên mới
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”