Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Đề xuất đầu tư 3.903 tỷ đồng nâng cấp, cải tạo hạ tầng các tuyến đường thủy phía Nam
Anh Minh - 27/10/2021 09:00
 
Dự án Phát triển các hành lang đường thủy, logistics phía Nam sẽ nâng cấp hai hành lang đường thủy kết nối ĐBSCL với Tp HCM - Đồng Nai - Bình Dương và cảng Cái Mép - Thị Vải.
Vận tải
Vận tải hàng hóa tấp nập trên một tuyến kênh ở ĐBSCL

Bộ GTVT vừa có tờ trình đề nghị 10299/TTr - BGTVT xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam, sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới - WB và vốn viện trợ của Chính phủ Úc.

Dự án có mục tiêu là cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, giảm tắc nghẽn, tai nạn, giảm chi phí vận chuyển hàng hóa giao thông vận tải đường thủy thông qua việc cải tạo, nâng cấp hai tuyến hành lang vận tải logistics kết nối khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với Tp HCM - Đồng Nai - Bình Dương và cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long .

Cụ thể, đối với hành lang Đông - Tây, Dự án sẽ cải tạo, nâng cấp đạt cấp II kỹ thuật đường thủy nội địa cho tàu tự hành đến 600T, tàu 3 lớp container thường lưu thông 24/24h, tàu tự hành đến 1.500T lợi dụng thủy triều ở mực nước cao để lưu thông.

Đối với hành lang Bắc - Nam, Dự án sẽ cải tạo tuyến luồng cho tàu tự hành đến 5.000T, tàu 4 lớp container lưu thông thuận lợi, an toàn.

Địa điểm thực hiện Dự án là tại Tp HCM, thành phố Cần Thơ và các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Dự kiến tổng vốn thực hiện Dự án là 3.902,95 tỷ đồng, trong đó vốn vay IBRD của WB dự kiến 2.493,731 tỷ đồng (tương đương 107,67 triệu USD); vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc dự kiến 13,48 tỷ đồng (tương đương 0,582 triệu USD); vốn đối ứng dự kiến 1.395,74 tỷ đồng của Chính phủ Việt Nam.

Thời gian thực hiện Dự án là 4 năm sau khi Hiệp định tài trợ có hiệu lực.

Bộ GTVT cho biết là tại bước Đề xuất dự án, Bộ GTVT dự kiến quy mô đầu tư là nạo vét và nâng cấp tuyến luồng đạt cấp II đường thủy nội địa; kè bảo vệ bờ cho các vị trí xung yếu trên tuyến đường thủy; cải tạo nâng cấp 2 cầu: Trà Ôn và cầu Chợ Lách 2; Xây dựng mới 6 bến khách ngang sông tại 3 vị trí cắt cong tại sông/kênh Măng Thít, Rạch Lá; xây dựng hoàn trả đường dân sinh và 3 cầu dân sinh trên tuyến; xây dựng hệ thống công trình thủy lợi và cống thoát nước; lắp đặt hệ thống báo hiệu trên tuyến.

Tuy nhiê tại bước nghiên cứu khả thi, sau khi rà soát lại hiện trạng tuyến luồng, các dự án trùng lắp, đánh giá các điều kiện an sinh xã hội ảnh hưởng bởi dự án và tiêu chuẩn hiện hành, Ban quản lý các dự án đ ường thủy đã đề xuất bỏ phần khối lượng nạo vét và bạt mom tuyến luồng sông Đồng Tranh (do trùng với dự án xã hội hóa nạo vét đang được triển khai); không đầu tư xây mới cầu Trà Ôn; rà soát, giảm các vị trí cắt cong và chuyển sang bạt mom ở một số vị trí đảm bảo bán kính cong tối thiểu từ 320 đến 450m nhằm hạn chế ảnh hưởng đến an sinh xã hội, dẫn đến giảm đầu tư các bến khách ngang sông, giảm một số vị trí kè bảo vệ và đường dân sinh.

Do điều chỉnh về quy mô đầu tư, tổng mức đầu tư dự kiến tại bước nghiên cứu khả thi giảm so với bước Đề xuất dự án khoảng khoảng 1.726,48 tỷ đồng.

Thúc đẩy vận tải đường thủy, đường sắt để giảm tải cho đường bộ ở vùng dịch
Đây là giải pháp được Bộ Giao thông vận tải đưa ra nhằm giảm tải cho đường bộ trong lưu thông hàng hóa tại các vùng có dịch.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư