-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
Thủ tướng đã yêu cầu đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, làm sao đạt mức cao nhất trong tháng 12 này. Trong ảnh: Đường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) kéo dài vừa được đưa vào sử dụng. Ảnh: Đức Thanh |
Giải ngân chậm trễ, 11 tháng mới đạt 58% kế hoạch
Một thông tin quan trọng vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ, đó là giải ngân vốn đầu tư công dù đã có chuyển biến, song chưa thực rõ nét và “vẫn chậm hơn” so với cùng kỳ năm 2018.
Cụ thể, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giải ngân vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước trong 11 tháng qua ước mới đạt hơn 231.600 tỷ đồng, bằng 58,16% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 53,96% dự toán năm. Con số này thậm chí còn thấp hơn mức đạt được của cùng kỳ năm 2018 (đạt 65,54% kế hoạch giao và bằng 64,27% dự toán năm), năm được cho là cũng “khá chậm trễ” trong giải ngân vốn đầu tư công.
Điều đáng nói là, ngoại trừ giải ngân vốn trong nước đạt kha khá, đạt 61,82% kế hoạch, giải ngân vốn trái phiếu chính phủ và vốn nước ngoài rất thấp, tương ứng chỉ đạt 33,17% và 30,89% kế hoạch.
Tất nhiên, nếu so sánh giữa giá trị thực hiện và giá trị vốn giải ngân, thì vẫn còn khoảng 67.700 tỷ đồng giá trị khối lượng thực hiện chưa làm thủ tục thanh toán. Song báo cáo Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa nhận: “Cả tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công 11 tháng đầu năm 2019 thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018, nhất là nguồn vốn trái phiếu chính phủ và vốn nước ngoài”.
Điều này khiến Thủ tướng Chính phủ sốt ruột. Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11, Thủ tướng đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần giải quyết ngay. Một trong số đó là giải ngân vốn đầu tư công chậm.
Giải ngân vốn đầu tư công chậm trên thực tế đã diễn ra từ nhiều năm nay và năm nay, tình trạng lại tiếp diễn. Dù Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp, bao gồm cả việc trình Quốc hội sửa đổi Luật Đầu tư công, song như một điểm nghẽn của nền kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công chưa có nhiều biến chuyển.
Vấn đề nằm ở chỗ, trong khi một số bộ, ngành và địa phương có tỷ lệ giải ngân cao trên 80-90% kế hoạch, như Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên…, thì cũng còn nhiều bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp.
Danh sách các bộ, ngành, địa phương giải ngân thấp đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ rõ, gồm Bộ Ngoại giao (5,62%), Bộ Y tế (26,7%), Bộ Tư pháp (26,3%), Ngân hàng Nhà nước (9,29%), Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam (11,17%), Đồng Nai (27,67%)…
Sự chênh lệch lớn trong tỷ lệ giải ngân đã nhiều lần được Thủ tướng Chính phủ chỉ ra là “có nguyên nhân chủ quan”, bởi không thể cùng thể chế, chính sách, có nơi giải ngân cao, có nơi giải ngân rất thấp.
“Đi công trường” để thúc đầu tư công
Nền kinh tế đã đi qua gần hết chặng đường của năm 2019. Tới thời điểm này, gần như chắc chắn có thể khẳng định, tăng trưởng GDP của cả nước sẽ đạt và vượt mục tiêu đề ra (6,8%). 11 chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác cũng vậy. Tuy nhiên, chỉ đạo tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11, Thủ tướng vẫn lưu ý, các cấp, các ngành không được chủ quan, mà phải tiếp tục thực hiện các giải pháp để hoàn thành “trọn vẹn” các mục tiêu đề ra, phấn đấu đạt cao nhất kế hoạch 2019 ở tất cả các lĩnh vực, ngành, địa phương.
“Địa phương nào chưa hoàn thành tốt thì phải thúc đẩy để hoàn thành tốt, để tăng trưởng năm 2019 không chỉ 6,8% - ngưỡng trên được Quốc hội giao, mà phấn đấu đạt 7%”, Thủ tướng chỉ đạo.
Và để làm được điều đó, Thủ tướng đã yêu cầu đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, làm sao đạt mức cao nhất trong tháng 12 này. “Các đồng chí phải đi công trường, đi kiểm tra, tháo gỡ”, Thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, theo chỉ đạo của Thủ tướng, phải làm sao để không xảy ra tham nhũng, lợi ích nhóm, lãng phí, thất thoát, kém hiệu quả trong sử dụng vốn đầu tư công. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính rà soát việc phân bổ vốn đầu tư, tránh tình trạng để dư nguồn, không phân bổ hết khá lớn như hiện nay.
Chỉ đạo này có lẽ không chỉ có ý nghĩa trong tháng cuối của năm 2019, mà còn cho cả năm 2020, trong bối cảnh năm mới sắp bắt đầu và Nghị quyết số 01 để thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 đang được dự thảo.
Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Cuối tháng 10, Thủ tướng đã có Nghị quyết số 94/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2019. Các biện pháp cắt, điều chuyển vốn đầu tư từ các bộ ngành, địa phương, dự án chậm triển khai cũng đã được mạnh tay thực hiện.
Với các giải pháp này, theo ông Trần Quốc Phương, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tình hình giải ngân vốn đầu tư công sẽ được cải thiện trong thời gian tới.
“Từ ngày 1/1/2020, Luật Đầu tư công sửa đổi có hiệu lực, nên việc giải ngân vốn đầu tư công sẽ được cải thiện hơn. Năm 2020 là năm chuyển tiếp giữa luật cũ và luật mới, việc cải thiện có thể chưa rõ nét, nhưng hy vọng từ năm 2021, việc đẩy nhanh tiến độ giao kế hoạch vốn, thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu đầu tư công sẽ tích cực hơn nhiều”, ông Phương nhấn mạnh.
Tích cực triển khai các giải pháp đã đề ra
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thúc đẩy giải ngân đầu tư công mạnh mẽ là rất quan trọng để tạo ra động lực mới thúc đẩy tăng trưởng. Thời gian còn lại của năm 2019, các bộ, ngành và địa phương tích cực triển khai các giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 94/NQ-CP của Chính phủ, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trong đó, tập trung chỉ đạo chủ đầu tư chủ động có giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đền bù, giải phóng mặt bằng, đấu thầu..., đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, dự án. Lựa chọn nhà thầu có đầy đủ năng lực (kỹ thuật và tài chính), kinh nghiệm để triển khai đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng công trình, hàng hóa, dịch vụ...
-
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025