-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Năm 2019, Sen Đỏ đã hoàn tất vòng gọi vốn Series C với giá trị 61 triệu USD. |
1. Sendo huy động thành công 61 triệu USD
Đứng đầu danh sách là sàn thương mại điện tử Sendo thuộc Công ty công nghệ Sen Đỏ vừa hoàn tất vòng gọi vốn Series C với giá trị 61 triệu USD.
Bên cạnh các nhà đầu tư cũ, vòng gọi vốn lần này có sự tham gia của 2 nhà đầu tư mới là EV Growth (Indonesia) và Kasikornbank (Thái Lan). Năm ngoái, Sendo thông báo huy động thành công 51 triệu USD trong vòng Series B.
Ông Trần Hải Linh, Tổng giám đốc Sendo cho biết công ty sẽ sử dụng nguồn vốn mới để mở rộng dịch vụ, đầu tư hơn vào công nghệ AI và máy học. Hiện nay, tổng giá trị giao dịch (GMV) hàng năm của Sendo đã vượt một tỷ USD.
2. Lozi gọi vốn thành công số tiền lên đến 8 chữ số (từ 10 triệu USD)
Ra đời năm 2013, Lozi ban đầu là một ứng dụng cho phép mọi người tìm kiếm các cửa hàng thực phẩm, đồ uống và cà phê. Hiện startup này có 2 ứng dụng hướng tới người dùng: Thứ nhất là Lozi - nền tảng hoạt động theo mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2C (Customer to Customer - người dùng bán cho người dùng). Thứ hai là Loship - ứng dụng cung cấp nhiều dịch vụ như giao đồ ăn Loship; Đi chợ hộ Lomart; Giặt ủi Lozat; Giao thuốc Lomed; Giao đồ Lo-Send…
Đầu tháng 11, Lozi công bố gọi vốn thành công số tiền lên đến 8 chữ số (từ 10 triệu USD) do công ty đầu tư Smilegate của Hàn Quốc dẫn đầu. Với nguồn vốn mới, công ty kỳ vọng mang về doanh thu 31 triệu USD trong năm 2020. Startup này cũng dự kiến ra mắt dịch vụ Lo-xe trong thời gian tới, chính thức tham gia thị trường gọi xe đầy khốc liệt và trở thành đối thủ của Grab, Be, GoViet.
3. Yola huy động được 10 triệu USD
Vào tháng 7/2019, Kaizen Private Equity (Kaizen PE), quỹ chuyên đầu tư vào lĩnh vực giáo dục tại các thị trường mới nổi, đã công bố rót vốn 10 triệu USD vào tổ hợp giáo dục YOLA. Đây cũng là thương vụ đầu tư đầu tiên của Kaizen PE tại Việt Nam.
YOLA là công ty được thành lập bởi Ngô Thùy Ngọc Tú, Phạm Anh Khoa và một số cựu du học sinh khác. Công ty chuyên sâu vào chương trình luyện thi tiếng Anh (IELTS, TOEFL, SAT, GMAT), chương trình đào tạo Anh ngữ dành cho thanh thiếu niên; tổ chức trại hè tại Mỹ và các khóa học về kỹ năng, hoạt động ngoại khóa.
Với 14 trung tâm tại Hà Nội và TP HCM, YOLA đã đào tạo thành công khoảng 30.000 học viên, với hơn 10.000 sinh viên đang du học.
Ngô Thùy Ngọc Tú - người giữ chức chủ tịch YOLA từng được Tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh trong Top 30 under 30 năm 2015. Cô cũng là người dẫn dắt buổi nói chuyện giữa cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và thanh niên Việt Nam vào năm 2016. Trước Kaizen PE, YOLA từng được Mekong Capital đầu tư 4,9 triệu USD vào năm 2016.
Tháng 2/2019, Elsa công bố gọi vốn thành công 7 triệu USD trong vòng Series A |
4. Elsa Speak huy động thành công 7 triệu USD
Elsa Speak là ứng dụng học nói tiếng Anh ra đời năm 2015, do cô gái Việt Văn Đinh Hồng Vũ (Văn Vũ) và Tiến sĩ người Bồ Đào Nha Xavier Anguera, chuyên gia trí tuệ nhân tạo và nhận diện giọng nói đồng sáng lập.
Startup này hiện có 4 triệu lượt người dùng từ 101 quốc gia trên toàn thế giới, lọt vào top 5 các ứng dụng AI hàng đầu, cùng với Cortana của Microsoft và Google Allo của Google.
Hồi tháng 2, Elsa công bố gọi vốn thành công 7 triệu USD trong vòng Series A từ một số nhà đầu tư, trong đó dẫn đầu là Gradient Ventures - quỹ chuyên dành cho AI của Google. Tính đến nay, tổng số tiền huy động được của công ty là 12 triệu USD.
Sau khi nhận được đầu tư, tháng 11 vừa qua ELSA, đã công bố sẽ tham gia vào Thái Lan. Cụ thể, Elsa sẽ hợp tác độc quyền cùng SEAC - tập đoàn giáo dục 28 năm kinh nghiệm đào tạo và phát triển nhân lực lớn nhất xứ Chùa Vàng.
5. Leflair huy động thành công 7 triệu USD
Tháng 1/2019 Leflair - trang thương mại điện tử chuyên bán hàng cao cấp tại Việt Nam - vừa công bố vòng gọi vốn Series B mới nhất từ GS Shop và Belt Road Capital Management có trị giá 7 triệu USD, đưa tổng giá trị các vòng gọi vốn của công ty từ lúc thành lập đến nay đạt gần 12 triệu USD. Vòng gọi vốn Series A gần nhất trị giá 3 triệu USD được công bố đúng 12 tháng trước vào tháng 1 năm 2018.
Leflair được biết đến là website mua sắm hàng hiệu trực tuyến tại Việt Nam được sáng lập bởi 2 doanh nhân người Pháp là Loic Gautier và Pierre-Antoine Brun. Đi theo mô hình bán hàng flash-sale đã thành công ở thị trường châu Âu (Vente-privee.com) và Trung Quốc (vip.com), startup này phân phối các sản phẩm thời trang, làm đẹp và nhà cửa từ các thương hiệu trung và cao cấp trên toàn thế giới đến Việt Nam với mức giá ưu đãi.
6. KiotViet nhận đầu tư 6 triệu USD
Tháng 8 năm nay, KiotViet - startup chuyên cung cấp giải pháp phần mềm quản lý bán hàng POS của Việt Nam công bố nhận đầu tư 6 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A. Thông qua thỏa thuận đầu tư này, bà Grace Yun Xia, người đứng đầu quỹ Jungle Ventures và bà Elsa Chandra - trợ lý phó chủ tịch phụ trách mảng đầu tư tại Traveloka sẽ cùng tham gia vào hội đồng quản trị của KiotViet.
Với Jungle Ventures, đây cũng là thương vụ đầu tiên mà quỹ đầu tư mạo hiểm này rót vào một công ty khởi nghiệp của Việt Nam.
“Uber xe tải” Logivan huy động thành công 5,5 triệu USD từ các nhà đầu tư Châu Á. |
7. Logivan huy động thành công 5,5 triệu USD
Sau khi “vượt mặt” startup tỷ USD Pony.ai của Trung Quốc và nhiều công ty khác để giành giải nhất cuộc thi khởi nghiệp trong mạng lưới toàn cầu của Pitch@Palace tại Anh.
“Uber xe tải” Logivan của nữ startup Việt - Phạm Khánh Linh cũng đã thông báo huy động thành công 5,5 triệu USD. Khoản đầu tư này đến từ các nhà đầu tư thiên thần và các công ty đầu tư mạo hiểm trên khắp châu Á, bao gồm đối tác sáng lập quỹ đầu tư Matrix Partners (Trung Quốc) David Su, quỹ Alpha JWC Ventures. Đây cũng được coi là một trong những thương vụ đầu tư “khủng” của giới khởi nghiệp Việt Nam năm 2019. Trước đó, Startup này cũng được Vinacapital Ventures đầu tư.
Chia sẻ về dự định của mình, Linh Phạm đại diện Logivan cho biết: Với 5,5 triệu USD, Logivan sẽ đầu tư vào phân tích và tích hợp dữ liệu nhằm tăng hiệu quả chuỗi cung ứng, mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho đối tác và khách hàng. Công ty sẽ áp dụng AI trong việc xác minh các chứng từ, hiểu và nắm bắt được nhu cầu của người sử dụng, đồng thời đưa ra những dự đoán chính xác hơn về đơn hàng dựa trên hiệu suất trong lịch sử…
8.Kobiton gọi được 5,2 triệu USD
Kobiton, ứng dụng phần mềm với đội ngũ kỹ sư Việt Nam, vừa gọi vốn thành công Series A với 5,2 triệu đô-la Mỹ từ BIP Capital. Đây là quỹ đầu tư mạo hiểm hàng đầu tại khu vực Đông Nam Hoa Kỳ, chuyên đầu tư và hỗ trợ phát triển hệ sinh thái các doanh nghiệp tiềm năng.
Kobiton ra đời năm 2016 từ vườn ươm UpStar Labs, một nhánh đầu tư ươm tạo khởi nghiệp thuộc KMS Technology, do nhóm 5 kỹ sư Việt Nam phát triển. Trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây, Kobiton tạo ra giải pháp cho các doanh nghiệp quản lý, truy cập và kiểm thử ứng dụng di động từ xa, tối ưu chi phí phát triển sản phẩm và rút ngắn thời gian đưa phần mềm ra thị trường.
Với nguồn vốn mới, Kobiton cho biết sẽ tập trung hỗ trợ khách hàng và phát triển ứng dụng để nâng tầm sản phẩm Việt tại thị trường Mỹ.
9. Jio Health huy đọng thành công 5 triệu USD
Đầu tháng 4, startup chăm sóc sức khỏe Jio Health công bố huy động được 5 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A do quỹ đầu tư mạo hiểm Monk’s Hill Ventures dẫn đầu. Được thành lập vào năm 2014, Jio Health tận dụng công nghệ để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu, bao gồm thăm khám bác sĩ tại nhà, điều dưỡng chăm sóc, tư vấn sức khỏe từ xa và quản lý bệnh án điện tử.
Jio Health cho biết công ty sẽ sử dụng số tiền được đầu tư để tiếp tục mở rộng các dịch vụ và đáp ứng kỳ vọng tăng trưởng. Startup này cũng đang tìm cách mở rộng quy mô đội ngũ cung cấp dịch vụ chăm sóc và hoạt động tại Việt Nam.
Ứng dụng kết nối cho thuê nhà Luxstay hoàn tất vòng gọi vốn Bridge với giá trị 4,5 triệu USD. |
10. Luxstay huy động thành công 4,5 triệu USD
Trong năm 2019, ứng dụng kết nối cho thuê nhà Luxstay hoàn tất vòng gọi vốn Bridge với giá trị 4,5 triệu USD. Cuối tháng 11 vừa qua, startup này cũng ký kết đầu tư và hợp tác chiến lược với ông Nguyễn Thanh Việt - Chủ tịch Intracom; ông Phạm Thanh Hưng - Phó Chủ tịch CenGroup và công ty M-TP Entertainment của ca sĩ Sơn Tùng M-TP, số tiền cụ thể không được tiết lộ.
Trước đó, ông Nguyễn Thanh Việt và ông Phạm Thanh Hưng từng cam kết đầu tư (mỗi người 2 triệu USD) cho startup này trong một chương trình truyền hình thực tế về khởi nghiệp.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025