-
Băng tan ở Nam Cực có thể "đánh thức" các ngọn núi lửa ngầm -
Hàng không Việt: Cần lực đỡ để theo đuổi chương trình nhiên liệu xanh -
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải tăng tốc, bứt phá trong năm 2025 -
Hãng bay Việt Nam đầu tiên sử dụng nhiên liệu “xanh” trên các chuyến bay từ châu Âu -
Các sản phẩm điện - điện tử phải tái chế từ 1/1/2025 -
Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ cho nông sản Việt
EVN đã hỗ trợ xây dựng nhiều công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu |
Xây nhà, đưa điện về bản
Với bà Đèo Thị Chân ở bản Lậm Cáy, xã Hoang Thèn (Phong Thổ, Lai Châu), giấc mơ về ngôi nhà kiên cố tránh mưa, chống rét những tưởng xa vời khi thu nhập chính hàng tháng chỉ là khoản tiền trợ cấp theo chế độ cho vợ liệt sỹ.
Ở vùng núi đá này, muốn xây được căn nhà kiên cố thì riêng móng cũng mất khoảng 40 - 50 triệu đồng. Vậy nên khoản hỗ trợ 40 triệu đồng từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và tiếp đó là sự chung tay của một số đơn vị khác để dựng nên căn nhà kiên cố, tránh mưa rét lúc tuổi già khiến bà Chân rất xúc động.
Ngoài bà Chân còn có 15 gia đình chính sách ở 3 huyện Than Uyên, Tân Uyên và Phong Thổ cũng được EVN hỗ trợ xây nhà kiên cố. Với một số gia đình nghèo tại các địa bàn trên, EVN đã hỗ trợ 5 triệu đồng để xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Không chỉ làm nhà cho dân, việc xây trường cũng được EVN triển khai với tổng kinh phí 40,5 tỷ đồng.
Đến cuối năm 2020, trên 95% hộ dân đã có điện, vượt trước 6 tháng so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2016-2020. Năm 2021, tỷ lệ hộ dân có điện là 97,04%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2021-2025.
Năm 2018, các huyện Than Uyên, Tân Uyên đã được đưa ra khỏi danh sách các huyện nghèo trong cả nước. Tổng chi đầu tư phát triển lưới điện nông thôn trên địa bàn 3 huyện giai đoạn 2009-2021 đạt trên 848 tỷ đồng. Tính chung số tiền mà EVN hỗ trợ 3 huyện này là hơn 980 tỷ đồng.
Đó là Trường dân tộc nội trú tại thị trấn Tân Uyên, trị giá 15 tỷ đồng; Trường PTDT bán trú THCS xã Nậm Sỏ, trị giá 3 tỷ đồng; Trường dân tộc nội trú huyện Than Uyên, trị giá 10,3 tỷ đồng và Trường PTDT bán trú tiểu học Mù Sang, trị giá 12,2 tỷ đồng.
Cùng dựng trường khang trang, EVN đã hoàn thành xây dựng, bàn giao 56 nhà bán trú dân nuôi trên địa bàn 16 xã, tại các trường do UBND tỉnh Lai Châu lựa chọn với tổng chi phí là 28,6 tỷ đồng.
Các nhà bán trú dân nuôi này đã tạo điều kiện cho các em học sinh nhà xa trường có chỗ nghỉ ổn định, giúp các em có điều kiện tốt hơn trong học tập, góp phần duy trì sĩ số học sinh, giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học.
Tuy nhiên, ấn tượng nhất trong việc thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về “Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo" (Chương trình 30a) mà EVN được phân công hỗ trợ cho 3 huyện Than Uyên, Tân Uyên và Phong Thổ của tỉnh Lai Châu chính là đưa điện về vùng sâu, vùng xa.
Với việc thực hiện Dự án Năng lượng nông thôn II (vay WB), Dự án Phát triển năng lượng tái tạo và mở rộng cải tạo lưới điện cho các xã vùng sâu, vùng xa (vay ADB) và Dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Lai Châu, các thôn bản, hộ dân chưa có điện tại 3 huyện Than Uyên, Tân Uyên, Phong Thổ đã bừng sáng, điều kiện sống, sinh hoạt của nhân dân được cải thiện mạnh mẽ.
Chung sức để phát triển
“Dù có nhiều khó khăn, vất vả, nhưng EVN rất vui mừng vì đã góp phần giúp bà con miền núi thoát nghèo, phát triển bền vững”, là chia sẻ của ông Dương Quang Thành, Chủ tịch HĐTV EVN về Chương trình 30a tại 3 huyện đặc biệt khó khăn là Than Uyên, Tân Uyên, Phong Thổ.
Ông Thành cho hay, ngay sau khi nhận nhiệm vụ, EVN đã chủ động làm việc với chính quyền địa phương để khảo sát thực trạng, đề xuất các nội dung hỗ trợ trên cơ sở các thế mạnh của EVN và phù hợp với đặc điểm, nhu cầu từng huyện và người dân để phát huy hiệu quả cao nhất.
Đóng góp lớn cho thành quả của chương trình là công sức của Công ty Điện lực Lai Châu, Công ty Thủy điện Huội Quảng - Bản Chát.
Do 3 huyện này nằm ở vùng sâu, vùng xa, hạ tầng còn yếu kém, nhiều thôn, bản chưa có đường giao thông, nên công tác vận chuyển vật tư, thiết bị thi công gặp rất nhiều khó khăn, thời tiết lại khắc nghiệt. Chưa kể, mật độ dân cư sống không tập trung làm cho chi phí sản xuất, chi phí đầu tư cấp điện cho các hộ dân cao hơn các khu vực khác trong cả nước.
Vượt qua khó khăn, điện lưới quốc gia đã được kéo về tận nhà dân, thôn bản đã tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Có điện, con em đồng bào các dân tộc thuận lợi hơn trong học tập, chất lượng giáo dục được tăng lên; hoạt động văn hóa, thông tin truyền thông được mở rộng, dân trí được mở mang. Đặc biệt, điện đã tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, người dân có thể yên tâm đầu tư máy móc chế biến, phát triển sản xuất theo hướng phi nông nghiệp, tăng thu nhập cho gia đình.
-
Hãng bay Việt Nam đầu tiên sử dụng nhiên liệu “xanh” trên các chuyến bay từ châu Âu -
Các sản phẩm điện - điện tử phải tái chế từ 1/1/2025 -
Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ cho nông sản Việt -
Khánh Hòa mở rộng mô hình thí điểm nuôi biển công nghệ cao với quy mô 30 ha -
Bảo vệ môi trường ở TP.HCM: Những khó khăn cần giải quyết -
Cộng đồng Sáng tạo mở xã hội: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo vì sự phát triển bền vững -
Herbalife Việt Nam mở rộng chương trình giúp cải thiện dinh dưỡng cho người có hoàn cảnh khó khăn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/1 -
2 Tin tưởng vào điểm đến Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài giải ngân kỷ lục 25,35 tỷ USD trong năm 2024 -
3 Vượt mục tiêu đề ra, tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09% -
4 Kích hoạt dần Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất ở Đông Á
- Chuyển đổi số trong quản lý: Meey Group tiên phong với hệ thống BSC/KPI
- Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững