-
VCCI đề xuất nhiều chính sách để doanh nghiệp nhanh chóng tái thiết sau bão lũ -
Doanh nghiệp đề xuất giảm tổng nguồn xăng dầu phân giao cho năm 2024 -
Chủ tịch Novaland cam kết sớm bù đắp tổn thất cho khách hàng, đối tác -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 18/9/2024 -
Doanh nghiệp dồn lực cho sản xuất sau bão -
Nhà đầu tư Nhật Bản đẩy mạnh các thương vụ hợp tác chiến lược tại Việt Nam
Điện tử là nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD sang Canada trong năm 2021. |
Thương vụ Việt Nam tại Canada cho biết, năm 2021, vượt qua những khó khăn do đại dịch Covid 19 gây ra, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Canada vẫn đạt mức tăng trưởng đáng kể.
Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Canada trong năm qua đạt 5,3 tỷ USD, tăng 20,8%, cao hơn mức tăng trưởng nhập khẩu của Canada (12,84%). Đây là mức tăng trưởng dương năm thứ 3 liên tiếp kể từ 2019 sau khi Việt Nam và Canada chính thức là thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Các ngành hàng xuất khẩu sang Canada có sự tăng trưởng cao so với năm 2020, trong đó mặt hàng về máy móc, điện, điện tử vẫn là nhân tố đóng góp chính vào giá trị xuất khẩu, trong đó điện thoại và linh kiện đạt 820 triệu USD, máy vi tính và linh kiện 408 triệu USD, tăng 11%, máy móc thiết bị phụ tùng 345 triệu USD, tăng gần 32%...
Xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng và năng lực sản xuất ấn tượng của doanh nghiệp Việt Nam dẫn đến sự quan tâm của các doanh nghiệp Canada đối với sản phẩm công nghiệp phụ trợ của Việt Nam ngày càng nhiều.
Các sản phẩm dệt may, giày dép, túi xách sau khi bị sụt giảm trong năm 2020 đã lấy được đà tăng trưởng ấn tượng trở lại ở mức trên gần 1,4 tỷ USD, trong đó, giày dép đạt 368 triệu USD, tăng 5% và dệt may 935 triệu USD, tăng gần 18%, xuất khẩu đồ chơi, dụng cụ thể thao đạt 72 triệu USD, tăng 45% so với năm trước.
Xuất khẩu đồ gỗ nội thất đạt 234 triệu USD tăng 6,5%. Đây là lĩnh vực có sự hợp tác cộng sinh hai chiều giữa doanh nghiệp hai nước, Canada xuất khẩu nguyên liệu gỗ sang Việt Nam để sản xuất, chế tác và nhập khẩu sản phẩm hoàn thiện trở lại Canada. Tại các chuỗi siêu thị lớn như: Costo, Ikea, Leon's… có thể dễ dàng bắt gặp các sản phẩm nội thất sản xuất từ Việt Nam.
Ngoài nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo có kim ngạch xuất khẩu lớn, các sản phẩm nông, thủy sản tiếp tục khẳng định chỗ đứng tại thị trường này, trong đó có hạt điều đạt 111 triệu USD, tăng 20%, hạt tiêu tăng 45% gần 14 triệu USD, xuất khẩu rau quả 35 triệu USD, tăng gần 18%... Trong đó, một số loại hoa quả tươi đã được xuất khẩu sang Canada như: Bưởi, thanh long, xoài, chôm chôm, dừa, nhãn, vải… với giá trị khoảng 8 triệu USD/năm.
Cơ quan Thương vụ cho biết, bưởi và thanh long là những loại quả có tiềm năng xuất khẩu lớn nhất do chất lương ngon hơn các loại tương tự trồng ở Trung - Nam Mỹ và thời gian bảo quản được lâu dài, có khả năng vận chuyển bằng đường biển.
Trở ngại lớn nhất của hoạt động hàng hóa trong năm qua và hiện tại là chi phí vận tải biển tăng cao và thời gian vận chuyển kéo dài. Thực tế này làm khó cho xuất khẩu các loại nông thủy sản, nhất là trái cây tươi.
Tại Canada, mặc dù nhu cầu thị trường là khá lớn nhưng tình trạng thiếu hụt, chậm container trong thời gian qua đã dẫn đến thiếu hụt nguồn cung các sản phẩm nông sản từ Việt Nam tại thị trường này.
Cụ thể, giá vận chuyển một container từ Việt Nam sang Canada đã tăng từ 3.000 CAD 25.000 CAD, thời gian vận chuyển từ 25 ngày lên đến 45 ngày, thậm chí có thời điểm “delay” đến 90 ngày. Chi phí vận chuyển bằng đường hàng không cũng ở mức từ 9-12 CAD/kg, gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp.
Hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada tại Đông Nam Á nhưng dư địa cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường Canada vẫn còn rất lớn khi thị phần mới chỉ chiếm 1,7% giá trị nhập khẩu của Canada. Chính phủ Canada tiếp tục theo đuổi chiến lược đa dạng hóa thị trường và coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Châu Á sẽ là cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường này.
-
VCCI đề xuất nhiều chính sách để doanh nghiệp nhanh chóng tái thiết sau bão lũ -
Bytes for Future góp phần nâng cao kiến thức công nghệ thông tin cho các em học sinh Việt Nam -
Doanh nghiệp đề xuất giảm tổng nguồn xăng dầu phân giao cho năm 2024 -
Chủ tịch Novaland cam kết sớm bù đắp tổn thất cho khách hàng, đối tác
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 18/9/2024 -
Các hãng bay phấp phỏng trong mùa thấp điểm -
Doanh nghiệp dồn lực cho sản xuất sau bão -
Nhà đầu tư Nhật Bản đẩy mạnh các thương vụ hợp tác chiến lược tại Việt Nam -
Không lo thiếu hụt xăng dầu những tháng cuối năm -
Cổ đông Tổng công ty Sonadezi (SNZ) chuẩn bị nhận cổ tức 2023 bằng tiền -
Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị kết nối doanh nghiệp với các nhà phân phối
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/9 -
2 Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phần -
3 Tỷ lệ "cược" Fed giảm lãi suất 0,5% đã lên 67%, Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,25% lãi suất trên kênh cầm cố -
4 TP.HCM: Tiếng là được “giải cứu”, nhưng nhiều dự án vẫn... bất động -
5 Đề xuất đầu tư 1.581 tỷ đồng xây nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với ĐT.991
- SABECO hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau bão Yagi
- Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, vùng bão lũ vui đón Trung thu
- Đạt mốc 80.013 nhân sự, FPT khẳng định sự tăng trưởng và mở rộng trên toàn cầu
- VCB Digibank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra