-
Điểm danh 4 thị trường ASEAN điều tra hàng Việt nhiều nhất -
Xây dựng chiến lược sales và marketing bắt kịp xu hướng bền vững -
Hải Phòng bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất sau bão số 3 -
VCCI đề xuất nhiều chính sách để doanh nghiệp nhanh chóng tái thiết sau bão lũ -
Doanh nghiệp đề xuất giảm tổng nguồn xăng dầu phân giao cho năm 2024 -
Chủ tịch Novaland cam kết sớm bù đắp tổn thất cho khách hàng, đối tác
Lá cờ đầu
Điện khí hóa nông thôn luôn là vấn đề đầy thách thức đối với các tổng công ty phân phối điện. Đưa điện đến những vùng mà phụ tải không tập trung, sản lượng điện tiêu thụ thấp, suất đầu tư xây dựng lưới điện cao… đồng nghĩa với việc hiệu quả kinh doanh cầm chắc là không thể hiệu quả. Nhưng đối với EVNNPC, những thách thức ấy còn tăng lên gấp bội bởi tính đặc thù trong phạm vi quản lý.
Thi công kéo điện về bản vùng cao Núi Hồng, xã Huy Thượng, huyện Phù Yên (Sơn La) |
Địa bàn mà EVNNPC quản lý và bán điện trải dài trên 27 tỉnh/thành phố phía Bắc với nhiều nơi có địa hình rất hiểm trở. Những dãy núi cao, thung lũng sâu, hẻm vực… như đánh đố việc thi công và quản lý vận hành lưới điện. Khó khăn là vậy nhưng EVNNPC đã giành được “lá cờ đầu” trong việc thực thi Chương trình điện khí hóa nông thôn của cả Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Giai đoạn 2008 – 2014 được xem là thời điểm khó khăn chung của EVN về nguồn vốn đầu tư. Để hóa giải trở ngại lớn này, EVNNPC đã từng bước vận dụng các chính sách của Nhà nước, tranh thủ sự ủng hộ của các Bộ, ngành và địa phương nhằm huy động vốn trong nước, đồng thời, hợp tác với các tổ chức quốc tế tranh thủ nguồn vốn ưu đãi để có kinh phí đầu tư cho điện nông thôn.
Kết quả, toàn EVNNPC đã hoàn thành tiếp nhận lưới điện hạ thế của 3.952 xã, đầu tư cải tạo tối thiểu để bán điện trực tiếp đến các hộ dân nông thôn.
Trong năm 2015, EVNNPC đã tiếp nhận được 125 xã và 211 cụm; đưa điện lưới quốc gia về 24 xã (trong đó có 5 xã đảo), đóng điện cho 8.901 hộ dân nông thôn chưa có điện lưới quốc gia, đưa số huyện có điện lưới quốc gia đạt 100%. Đạt mốc quan trọng đầu tiên trong thực hiện Chương trình điện khí hóa nông thôn.
Suốt năm 2016, EVNNPC tiếp tục tiếp nhận lưới điện hạ thế của 30 xã và cụm, đưa tỷ lệ xã có điện lưới quốc gia đạt 100%. Cũng đã có 3.553 xã/ 5.050 xã đạt tiêu chí về điện nông thôn trong Chương trình xây dựng mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (tiêu chí số 4), chiếm tỷ lệ 70,35% .
Rồi tiếp đó, năm 2017, EVNNPC đã tiếp nhận lưới điện 133 xã, cụm và đã có 3.615 xã đạt tiêu chí số 4 về điện nông thôn trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Năm 2018, EVNNPC đã tiếp nhận lưới điện hạ thế của 17 xã, cụm với 18.892 hộ dân, nâng số hộ dân nông thôn được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 98,5%; hầu hết các xã biên giới đã được cấp điện, góp phần cùng chính quyền địa phương thực hiện mục tiêu định canh định cư, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và giữ gìn an ninh khu vực biên giới - hải đảo.
Điện về giúp đời sống sinh hoạt của bà con nông thôn thêm thuận lợi |
Đằng sau những con số thống kê tưởng như khô khan này là sự “thay da đổi thịt” của biết bao vùng nông thôn ở phía Bắc, không chỉ xóa đói giảm nghèo mà còn phát triển bền vững cho khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo. Hiệu quả của việc đưa điện về nông thôn cũng trở nên rõ nét qua cuộc sống hàng ngày của người nông dân.
Tới hết năm 2018, trên địa bàn 27 tỉnh/thành phố phía Bắc do EVNNPC quản lý đã có 247/247 huyện có điện - đạt tỷ lệ 100% số huyện có điện; 5.032/5.032 xã có điện lưới quốc gia - đạt tỷ lệ 100% số xã có điện và có 7.773.928/7.8898.983 hộ dân nông thôn có điện lưới quốc gia- đạt tỷ lệ 98,54% số hộ nông thôn có điện.
Với kết quả trên, EVNNPC là đơn vị dẫn đầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam về công tác phát triển lưới điện và khách hàng ở khu vực nông thôn.
Nhờ có điện, người dân đã có cơ hội thay đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi qui mô và tập quán canh tác, chăn nuôi, tăng được năng suất trồng trọt, tăng cường tỷ lệ nông lâm sản được qua chế biến, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn. Điện cũng giúp cho các làng nghề truyền thống sử dụng công cụ máy móc thay thế sức người, phát huy sản phẩm cổ truyền và mở rộng ngành nghề mới. Các phương tiện nghe nhìn được sử dụng ngày càng phổ biến trong mỗi gia đình nông dân, đã cải thiện đời sống văn hóa, nâng cao dân trí, đem lại những lợi ích cơ bản và lâu dài cho các địa phương, làm cơ sở xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Những nỗ lực trong điện khí hóa nông thôn của EVNNPC cũng đã góp phần quan trọng vào Chương trình chung của cả EVN, giúp nâng cao tỷ lệ số xã, hộ nông thôn có điện ở Việt Nam ở mức cao hơn các nước trong khu vực như Indonesia, Philippine, Bangladesh, Srilanca, Ấn Độ.
Góp phần giữ vững biển đảo
Đưa điện lên núi cao đã khó khăn, đưa điện ra huyện đảo còn thách thức hơn nữa. Mặc dù còn nhiều khó khăn về vốn, điều kiện hạ tầng cơ sở, nhưng EVNNPC luôn nâng cao trách nhiệm, vượt qua mọi khó khăn để thực hiện tốt việc đưa điện lưới quốc gia ra đảo, góp phần giữ vững an ninh vùng biển đảo của Tổ quốc.
Năm 2013, Dự án đưa điện lưới quốc gia ra đảo Cô Tô (Hải Phòng) đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc kết nối lưới điện từ đất liền đến với huyện đảo xa xôi của toàn EVN.
Dự án đưa điện lưới quốc gia ra đảo Cô Tô - mở đầu cho việc đưa điện lưới tới các huyện đảo trong cả nước |
Trong điều kiện khó khăn về địa hình, thời tiết, công trình đã hoàn thành với thời gian kỷ lục, chỉ 345 ngày đêm lao động với tinh thần “thần tốc, táo bạo, sáng tạo”, EVNNPC đã hoàn thành vượt tiến độ, đảm bảo an toàn và chất lượng, tuân thủ đúng thiết kế kỹ thuật được phê duyệt và đã đóng điện thành công. Dự án đưa điện lưới ra huyện đảo Cô Tô vượt hơn 55km đường biển với phương án thi công kéo tuyến cáp 22kV ngầm dưới biển và rải dây của đường truyền tải 110kV trên không bằng khinh khí cầu.
Thành công của Dự án đưa điện lưới quốc gia ra đảo Cô Tô là kinh nghiệm thực tế để EVN tiến hành triển khai các dự án đưa điện lưới quốc gia ra các đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Lý Sơn (Quảng Ngãi)... sau đó.
- Dự án đưa điện ra đảo Cô Tô có tổng mức đầu tư 1.107 tỷ đồng, cấp điện cho 1.483 hộ dân đã hoàn thành vào tháng 10/2013.
- Dự án đưa điện ra 5 xã đảo của huyện Vân Đồn có tổng mức đầu tư hơn 300 tỷ đồng, cấp điện cho gần 2.500 hộ dân đã đóng điện vào tháng 12/2014.
- Dự án cấp điện cho các thôn, bản tỉnh Sơn La, có tổng mức đầu tư hơn 557 tỷ đồng, cấp điện cho 30.157 hộ dân.
- Dự án cấp điện cho các thôn, bản tỉnh Bắc Kạn, có tổng mức đầu tư hơn 308 tỷ đồng, cấp điện cho 5.995 hộ dân.
- Dự án cấp điện cho các thôn, bản tỉnh Lai Châu, có tổng mức đầu tư hơn 415 tỷ đồng, cấp điện cho trên 8.504 hộ dân.
- Dự án cấp điện cho các thôn, bản tỉnh Nghệ An, có tổng mức đầu tư 780 tỷ đồng, cấp điện cho gần 20 nghìn hộ dân thuộc 8 huyện miền núi chưa có điện lưới quốc gia.
- Dự án mở rộng và cải tạo lưới điện tỉnh Điện Biên, có tổng mức đầu tư 948,3 tỷ đồng, cấp cấp điện cho 14.487 hộ dân của 48 xã thuộc 8 huyện, thị của tỉnh Điện Biên. Mường Tè là huyện cuối cùng trên đất liền được cung cấp điện lưới quốc gia từ dự án.
Cũng từ thành công đưa điện ra huyện đảo Cô Tô, năm 2014, EVNNPC tiếp tục thực hiện Dự án đưa điện lưới quốc gia ra 5 xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) gồm: Bản Sen, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi. Sau 8 tháng nỗ lực thi công, công trình đã hoàn thành và đóng điện thành công vào đầu tháng 12, giúp gần 2.500 hộ dân lần đầu tiên có điện đón Tết.
Việc đưa điện lưới quốc gia ra huyện đảo Cô Tô và 5 xã đảo không chỉ nhằm mục đích tạo cơ sở, động lực cho huyện đảo còn nhiều khó khăn này có sự bứt phá mạnh trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống dân sinh mà còn phục vụ cho mục tiêu đảm bảo, củng cố an ninh - quốc phòng cho vùng biển, đảo có ý nghĩa chiến lược ở Đông Bắc Tổ quốc.
Bây giờ, lưới điện nông thôn ở các tỉnh phía Bắc đã được củng cố và đảm bảo vận hành an toàn, chất lượng; giá điện bán lẻ tới các hộ sử dụng đã được áp dụng theo biểu giá chung trong cả nước; dịch vụ khách hàng khu vực nông thôn cũng được quan tâm đầu tư như các khu vực thành thị. Điều đó cho thấy, việc quản lý điện nông thôn ở EVNNPC đã có những bước chuyển biến cơ bản, thực sự góp phần xây dựng nông thôn mới giàu mạnh, văn minh và hiện đại.
-
Doanh nghiệp đề xuất giảm tổng nguồn xăng dầu phân giao cho năm 2024 -
Bytes for Future góp phần nâng cao kiến thức công nghệ thông tin cho các em học sinh Việt Nam -
Chủ tịch Novaland cam kết sớm bù đắp tổn thất cho khách hàng, đối tác -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 18/9/2024 -
Các hãng bay phấp phỏng trong mùa thấp điểm -
Doanh nghiệp dồn lực cho sản xuất sau bão -
Nhà đầu tư Nhật Bản đẩy mạnh các thương vụ hợp tác chiến lược tại Việt Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/9 -
2 Thông tư gỡ vướng "Pre-funding" có hiệu lực ngay từ 2/11/2024 -
3 Chủ tịch Novaland cam kết sớm bù đắp tổn thất cho khách hàng, đối tác -
4 Thêm tiêu chí chọn nhà đầu tư “siêu” cảng cửa ngõ Sài Gòn -
5 Kiến nghị duyệt Dự án metro số 3 TP. Hà Nội, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai
- Xedaptot.com mang lại sự đổi mới cho đại lý kinh doanh xe đạp truyền thống
- Cảng Sài Gòn đăng cai tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Cảng biển Việt Nam
- Far Eastern Polytex Vietnam - Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2024
- Hỗ trợ hơn 100.000 sản phẩm chăm sóc cá nhân cho người dân vùng bão, lũ
- SLP Việt Nam chung tay hỗ trợ người dân các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau siêu bão Yagi
- Keppel và Samsung ứng dụng giải pháp công nghệ thông minh trong bất động sản