
-
Vietnam Airlines lãi 3.625 tỷ đồng nhờ khách quốc tế bùng nổ, giá nhiên liệu giảm
-
Từ trạm sạc đến Microgrid: Hành trình kiến tạo hạ tầng năng lượng linh hoạt cùng Schneider Electric
-
Điều chỉnh tỷ lệ trích phí thẩm định thiết kế phòng cháy chữa cháy
-
Hành trình đầu tư không thể mãi gian nan
-
Thép VAS, thép xanh Việt Nam ngời sáng trên đất Anh quốc -
Đồng ý chủ trương Vietnam Airlines mua 50 tàu bay thân hẹp không cấp bảo lãnh Chính phủ
Cần phải nói thêm, sau thời kỳ phát triển như vũ bão (2001 - 2010), ngành công nghiệp đóng tàu của Việt Nam đang trong giai đoạn rất khó khăn khi phải thực hiện cơ cấu triệt để Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) theo hướng phá sản Công ty mẹ - SBIC và 7 công ty con.
Dù đang ở giai đoạn đáy của chu trì phát triển, nhưng trong năm 2024, Việt Nam vẫn đứng thứ 7 thế giới khi chiếm 0,61% thị phần đóng tàu toàn cầu, vượt qua cả những nhà đóng tàu “sừng sỏ” và có tiếng là Phần Lan (0,36%, vị trí thứ 8).
Bên cạnh SBIC (hiện vẫn là tổ hợp đóng mới, sữa chữa tàu có năng lực, chiếm trên 50% năng lực đóng tàu của cả nước), Việt Nam còn có 87 doanh nghiệp đóng tàu biển và 411 cơ sở đóng phương tiện thủy nội địa.
Đây là tài sản quý được ngành đóng tàu tích lũy trong suốt 20 năm qua với nhiều thành công và cả những bài học lớn.
Trong khi đó, với sự phát triển của thương mại toàn cầu, nhu cầu vận tải biển của Việt Nam được dự báo sẽ tăng mạnh (khoảng 10%/năm trong giai đoạn 2025 - 2030). Trong bối cảnh này, mục tiêu của đội tàu Việt Nam là nỗ lực tăng thị phần vận tải hàng xuất nhập khẩu, đồng thời đảm nhận 100% nhu cầu vận tải nội địa.
Dự báo, tổng nhu cầu đóng mới bổ sung, thay thế đội tàu vận tải biển của Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2030 vào khoảng 4 - 5 triệu DWT, bình quân khoảng 0,7 - 0,8 triệu DWT/năm (bao gồm cả số lượng tàu đóng mới và thay thế đội tàu cũ).
Trên thế giới, mức tăng trưởng đơn hàng đóng mới tàu ngày càng tăng khi con số này trong năm 2024 là 220,52 tỷ USD (tăng trưởng 6,5% so năm 2023). Dự báo quy mô thị trường đóng tàu trong giai đoạn 2024 - 2028 ước tăng 22,1 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 3,95%/năm và đạt khoảng 195 tỷ USD vào năm 2030.
Phần lớn đội tàu được đóng mới trong thời gian tới sẽ phải theo xu thế hiện đại hơn, trọng tải lớn hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chuyển đổi công nghệ xanh, sử dụng nhiên liệu sạch. Hẳn nhiên, đó sẽ là cơ hội cho ngành công nghiệp tàu thủy thế giới, trong đó có Việt Nam.
Để nắm bắt cơ hội có một không hai này, ngay từ bây giờ, các cơ quan quản lý nhà nước, gồm Bộ Xây dựng và Bộ Công thương, cần sớm nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực các doanh nghiệp đóng tàu trong nước nhằm hỗ trợ, duy trì và phát triển doanh nghiệp đóng tàu.
Theo đó, nhiệm vụ trước mắt là rà soát, đánh giá cụ thể hoạt động của ngành công nghiệp đóng tàu hiện nay, tập trung vào các mặt như hoạt động của doanh nghiệp; năng lực, trình độ của đội ngũ nhân lực, lao động; công tác đào tạo, bồi dưỡng và thu hút người lao động; công tác đầu tư nghiên cứu và phát triển; các cơ chế, chính sách hiện nay với ngành đóng tàu…
Đây là cơ sở để đề xuất cụ thể mục tiêu, định hướng “đúng và trúng” nhằm kiện toàn, nâng cao năng lực hiện có của ngành công nghiệp đóng tàu, cũng như mở rộng quy mô doanh nghiệp đóng tàu mới trong thời gian tới.
Tương tự nhiều lĩnh vực cơ khí chế tạo khác, công nghiệp đóng tàu là ngành công nghiệp nặng, muốn phát triển thì phải đầu tư hạ tầng lớn, cùng bộ cơ chế, chính sách mang tính đột phá. Đặc biệt, phải sớm hình thành một tổng công ty đóng tàu quốc gia để tiếp nhận, khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng và đội ngũ lao động lành nghề của SBIC, đồng thời giữ vai trò chủ đạo phát triển ngành công nghiệp tàu thủy và dẫn dắt các ngành công nghiệp khác cùng phát triển.
Đây chính là tiền đề để ngành đóng tàu Việt Nam nắm bắt được cơ hội, xác định lại vị thế, qua đó góp phần thực hiện thành công Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 30/4/2025
-
iPOS.vn khai trương không gian trải nghiệm và văn phòng làm việc tại TP. Cần Thơ
-
Từ trạm sạc đến Microgrid: Hành trình kiến tạo hạ tầng năng lượng linh hoạt cùng Schneider Electric
-
Điều chỉnh tỷ lệ trích phí thẩm định thiết kế phòng cháy chữa cháy
-
Cả nước có 152 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo -
Hành trình đầu tư không thể mãi gian nan -
Thép VAS, thép xanh Việt Nam ngời sáng trên đất Anh quốc -
Đồng ý chủ trương Vietnam Airlines mua 50 tàu bay thân hẹp không cấp bảo lãnh Chính phủ -
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng -
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp -
Herbalife Việt Nam được vinh danh Top 30 doanh nghiệp FDI tiêu biểu
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025