Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 04 tháng 05 năm 2024,
Định lượng giá trị di sản trong dự án PPP
Khánh An - 19/12/2014 14:08
 
Khung pháp lý về hợp tác công - tư (PPP) chưa hoàn thiện đang đẩy ra xa tính khả thi của nhiều đề án hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Đường ray pháp lý mới cho dự án PPP
Bế tắc PPP cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết
ADB, AFD hỗ trợ Việt Nam 3,5 triệu USD phát triển PPP
PPP dẫn dòng FDI vào nông nghiệp

Khả năng tham gia của tư nhân vào kinh doanh, khai thác và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long (Hạ Long) lại được nhắc tới như một điển hình để lý giải những phân vân quanh việc áp dụng hình thức đầu tư PPP cho các dự án về bảo vệ môi trường vùng biển và ven biển.

Việc định lượng giá trị di sản không chỉ nhằm đảm bảo tính hợp lý khi phân tích giá thành một dự án PPP

Cho đến thời điểm này, thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh, đề án mô hình hợp tác công tư trên vẫn đang được tỉnh Quảng Ninh đẩy nhanh tiến độ. Tuy nhiên, cơ hội cho các doanh nghiệp đã đề xuất đề án và cả những doanh nghiệp khác cũng như thời điểm nào triển khai được Đề án này đang rất khó trả lời.

“Trong đề án của một số doanh nghiệp có đưa ra những mức (cao hoặc thấp) sẽ nộp ngân sách, nhưng cơ sở để xây dựng giá thành cho các dịch vụ thì lại không rõ. Vấn đề không chỉ là định giá để phân chia nhà nước – doanh nghiệp mà còn để đảm bảo được quyền lợi của người tiêu dùng – khách du lịch, và đặc biệt là kiểm soát, đánh giá được khả năng bảo tồn giá trị Di sản, tài nguyên thiên nhiên Vịnh Hạ Long. Nếu không làm rõ vấn đề này, giá thành dịch vụ sẽ chỉ phụ thuộc vào giá trị dịch vụ cho doanh nghiệp cung cấp, trong khi đó ở Hạ Long, giá trị lớn nằm ở gia sản, tài nguyên thiên nhiên”, ông Hoàng Danh Sơn, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh phân tích.

Những doanh nghiệp mà ông Sơn hàm ý, đến thời điểm này có thể nhìn thấy ít nhất là Bitexco và Tập đoàn Tuần Châu.

Tập đoàn Tuần Châu đề xuất được thực hiện hợp đồng hợp tác công - tư với tỉnh Quảng Ninh trong thời gian 15 - 20 năm, với cơ chế tài chính trong 5 năm đầu, nộp doanh thu cố định 500 tỷ đồng và nộp theo từng tháng, với mức 42 tỷ đồng/tháng; nộp 50% lợi nhuận thu được từ hoạt động thu phí tham quan, lưu trú trên vịnh, theo phương thức nộp 12 tháng một lần. Từ năm thứ 6 trở đi, ngoài doanh thu cố định hàng năm, tỷ lệ lợi nhuận thu được sẽ tăng lên 60% cho tỉnh…

Phía Bitexco thì đưa ra con số doanh thu cho ngân sách nhà nước trong 10 năm khoảng 4.700 tỷ đồng với thời gian đề nghị chuyển quyền quản lý là 50 năm…

Tất nhiên, vai trò của UBND tỉnh Quảng Ninh vẫn phải là chịu trách nhiệm về quản lý Nhà nước, đảm bảo an ninh trật tự, quốc phòng, bảo tồn di sản, cải tạo môi trường trong phạm vi ranh giới hợp tác.

Rõ ràng, doanh nghiệp đang rất quan tâm đến cơ hội này. Như phân tích của ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, họ nhìn thấy cả ba góc độ là tài chính, kinh tế; trách nhiệm xã hội trong phát triển xã hội bền vững và tính liên kết, tạo quy mô cho thương hiệu của họ.

“Vấn đề là quy hoạch của phía Nhà nước - ở đây là UBND tỉnh Quảng Ninh muốn gì, cách thức lựa chọn công khai thế nào để đảm bảo được lợi ích tổng thể của nhà nước và lợi ích riêng của doanh nghiệp. Nếu không xác định được rõ, doanh nghiệp sẽ không tham gia, hoặc nếu tham gia thì rủi ro lớn cho phía nhà nước”, ông Thành nói.

Như vậy, yêu cầu định lượng được giá trị di sản, dù là sơ bộ, không chỉ đảm bảo tính hợp lý khi phân tích giá thành của một dự án PPP – điều mà phía Nhà nước phải quan tâm để đạt được mục tiêu là cung cấp dịch vụ công với chất lượng và mức giá hợp lý.

Cũng phải nói rõ, việc hạch toán giá trị của tài nguyên thiên nhiên trong các dự án PPP như thế nào cũng đang là vấn đề nóng. Thậm chí, Hội thảo Tăng cường đối tác công – tư (PPP) trong bảo vệ môi trường vùng biển và vùng ven biển được tổ chức ngày hôm qua (18/12) đã xác định, đây là câu hỏi vẫn đang để ngỏ.

Ông Võ Trí Thành cho biết, các nhà kinh tế vẫn chưa xây dựng được cách để định giá hợp lý tài nguyên như một giá đầu vào của sản xuất. Ngay cả những phương pháp tính vốn tài nguyên, môi trường, xã hội trong các báo cáo tổng thể của các dự án cũng không đủ vì chưa phản ánh được tín hiệu thị trường.

Trong khi đó, tín hiệu thị trường mới là yếu tố mà doanh nghiệp quan tâm nhất khi tham gia vào các dự án PPP. Có lẽ đây là một phần nguyên nhân mà các doanh nghiệp vẫn chưa có mặt trong các đối tác thực hiện Sáng kiến liên minh vịnh Hạ Long – Sáng kiến mà UBND tỉnh Quảng Ninh đã chấp thuận nhằm thành lập một liên minh đối tác công – tư gồm các tổ chức ở cấp địa phương và quốc gia, các doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ cùng hợp tác hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh bảo tồn bền vững các giá trị nổi bật toàn cầu của Vịnh Hạ Long và quản lý hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) cũng khẳng định, Nhà nước phải làm tốt chức năng là người kiến tạo chính sách để hấp dẫn các bên tham gia. “Dù khung khổ chính sách PPP thế nào thì cũng phải để doanh nghiệp nhìn thấy rõ lợi ích và trách nhiệm của mình”, ông Vinh nói.

Nhà đầu tư ngoại ngóng hướng dẫn PPP mới

(Baodautu.vn) Một danh mục dự án không quá dài và các nguyên tắc đấu thầu không áp đặt được xem là chìa khóa thúc đẩy các dự án thí điểm thành công, tạo đà thu hút giới đầu tư tham gia các dự án theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

Kéo tư nhân vào PPP: Phải làm rõ ưu đãi, rủi ro

(Baodautu.vn) Phân chia rõ rủi ro cũng như rành mạch về ưu đãi trong các dự án hợp tác công – tư (PPP) sẽ là lực hút kéo giới đầu tư tư nhân tới hình thức đầu tư này.      

PPP: Không giới hạn phần tham gia của Nhà nước

(Baodautu.vn) Dự thảo mới nhất Nghị định về đầu tư theo hình thức công - tư (PPP) đã không quy định hạn mức tối đa đối với phần tham gia của Nhà nước trong một dự án PPP.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư