Việt Nam nằm trong top 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại, quy mô xuất nhập khẩu đã chạm mốc gần 800 tỷ USD vào cuối năm 2024, tận dụng được các FTA đã ký kết để thúc đẩy xuất khẩu.
Từ danh hiệu “cổ phiếu quốc dân” với số lượng cổ đông lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam, giờ đây Tập đoàn Hòa Phát đang vươn mình trở thành “doanh nghiệp quốc dân” - mang trong mình sứ mệnh góp sức xây dựng tương lai đất nước.
Sự biến động về doanh thu và hàng tồn luôn có mối tương quan và những biến động về các chỉ số tài chính này của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, mã AGM, sàn HoSE) gần đây đã ít nhiều gây lo ngại cho nhà đầu tư trong giai đoạn tới.
Xuất khẩu gạo, loại nông sản mang về hơn 3 tỷ USD trong năm 2018 đang chứng kiến dấu hiệu giảm tốc khi kết quả xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2019 bị sụt giảm gần 21% về trị giá so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp lớn trong ngành công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam như: Baseafood, Vinamilk, Elovi, Tigifood… sẽ đưa nông sản Việt Nam sang thị trường tỷ dân thông qua chương trình Giao dịch thương mại tại Nam Ninh và Côn Minh, Trung Quốc từ 10 – 13/6/2019.
Nguy cơ thiếu điện là hiện hữu và dự báo từ năm 2020, tình trạng này diễn biến càng trầm trọng. An ninh năng lượng sẽ không được đảm bảo, nếu không chú trọng tiết kiệm năng lượng.
Chỉ mới bước vào giai đoạn đầu mùa hè nhưng thời tiết đã có dấu hiệu nắng nóng bất thường bởi theo dự báo, 2019 sẽ là năm nóng kỉ lục. Đây cũng chính là điều kiện lý tưởng để những cơ sở kinh doanh đá viên “hái ra tiền”.
Kim ngạch xuất khẩu thép các loại trong năm 2018 đạt 4,55 tỷ USD, với sản lượng 6,27 triệu tấn, thì các doanh nghiệp FDI đóng góp 3,1 triệu tấn, trị giá 2,2 tỷ USD.
Chiều 3/6, tại TP.HCM đã diễn ra lễ ký kết hợp tác đầu tư giữa Công ty CP BPO Mắt Bão (Mắt Bão BPO) và Công ty Samkoo của Hàm Quốc. Theo nội dung ký kết, Mắt Bão BPO sẽ chính thức trở thành đối tác mà Samkoo lựa chọn để đầu tư tại thị trường Việt Nam.
Đang có những bước chân mạnh mẽ, chứa đựng sức vươn bản năng và cả niềm kiêu hãnh dân tộc của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong nền kinh tế. Tương lai của Việt Nam sẽ được định hình bởi những thương hiệu Việt, doanh nghiệp Việt lớn và mạnh, sẵn sàng so mình với thế giới, đi cùng với thế giới. Chỉ có điều, các bước xoay trở này đang cần thêm sự hậu thuẫn bởi môi trường lành mạnh, tư duy quản lý nhà nước hiện đại, chấp nhận cái mới để bứt phá.
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã có văn bản góp ý với Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) về việc nên coi Grab, Uber, Go Việt là những chủ thể độc lập để có mô hình quản lý sandbox (tạo không gian, thời gian cho các mô hình mới hoạt động). Tuy nhiên, “sandbox” có phải câu thần chú kỳ diệu cho mọi vấn đề và mọi câu hỏi đặt ra hay không?
Nhiều doanh nghiệp du lịch, dịch vụ lo ngại quy định cấm bán rượu, bia tiêu dùng tại chỗ sau 22 giờ tới 8 giờ sáng hôm sau có thể khiến hoạt động kinh doanh lao dốc bởi, đây là ngành kinh tế khá đặc thù.
Thiếu tướng Lê Đăng Dũng khẳng định Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đang được định hướng với tư cách là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực công nghệ và công nghiệp. “Đây sẽ là công cuộc chuyển đổi vĩ đại của Viettel”, ông Dũng phát biểu trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Viettel.