Việt Nam nằm trong top 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại, quy mô xuất nhập khẩu đã chạm mốc gần 800 tỷ USD vào cuối năm 2024, tận dụng được các FTA đã ký kết để thúc đẩy xuất khẩu.
Từ danh hiệu “cổ phiếu quốc dân” với số lượng cổ đông lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam, giờ đây Tập đoàn Hòa Phát đang vươn mình trở thành “doanh nghiệp quốc dân” - mang trong mình sứ mệnh góp sức xây dựng tương lai đất nước.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhắc đi nhắc lại rằng, khu vực kinh tế tư nhân là động lực của nền kinh tế, không thể khác và rằng, khu vực này phải là rường cột của kinh tế nước nhà. Nhưng, hành trình khơi dậy sức dân vẫn còn dài và một lần nữa, câu nói thể chế nào, doanh nghiệp, doanh nhân ấy được nhắc lại.
Chưa đầy ba thập niên, kể từ khi được thừa nhận chính thức đến khi được khẳng định là động lực quan trọng trong Nghị quyết số 10-NQ/TW, kinh tế tư nhân ở Việt Nam ngày càng trở nên lớn mạnh, khẳng định vai trò và vị thế bằng những thành quả lao động đầy tự hào.
Trong phiên hiến kế về phát triển du lịch nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế tư nhân diễn ra hôm 2/5, vấn đề nổi cộm được các doanh nghiệp du lịch quan tâm kiến nghị nhiều nhất vẫn là nội dung liên quan tới visa du lịch.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, để kinh tế tư nhân phát triển thuận lợi, bên cạnh xóa bỏ mọi rào cản, mọi định kiến và tạo mọi điều kiện phát triển lành mạnh, cần ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, nhất là những biểu hiện về chủ nghĩa tư bản thân hữu, lợi ích nhóm…
So với kế hoạch, kết quả kinh doanh theo từng mặt hàng của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC (DIC-Intraco, mã: DIC) năm 2018 đều thấp hơn từ 30% đến 99,6%. Kèm theo đó, hoạt động không hiệu quả của các chi nhánh, các dự án đầu tư đều trì trệ,…khiến lợi nhuận sau thuế hợp nhất của DIC chỉ bằng 23,4% so với năm trước.
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký của Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết, dù tăng trưởng cao trong những năm gần đây, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn gặp thách thức trong mảng giày da, mà mấu chốt chính là chưa chủ động được nguồn cung ứng da nguyên liệu, vẫn phải phụ thuộc nhập khẩu.
Theo ông Nguyễn Trung Dũng, Tổng giám đốc BK-Holding, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam đã phát triển và tiến bộ nhưng như một dàn nhạc mà thiếu nhạc trưởng để dẫn dắt.
Đây là đề xuất của ông Jerry Lim, CEO Grab Việt Nam tại chuyên đề "Các mô hình kinh doanh mới và khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam: Nút thắt và Kiến nghị" trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế tư nhân 2019.
Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), ông Vũ Đức Giang cho rằng, CPTPP là "xương sống" của ngành dệt may Việt Nam, nhưng xương sống không lôi được cả cơ thể mà phải có nền tảng là hạ tầng. Nếu không có hạ tầng thì không mời được ai vào đầu tư dệt nhuộm.
Theo đánh giá của các chuyên gia những năm gần đây hệ sinh thái khởi nghiệp đang trên đà phát triển, về số lượng và chất lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thương vụ đầu tư... ngày càng tăng. Tuy nhiên bên cạnh nhưng kết qủa đạt được về môi trường phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp còn khó khăn và thiếu rất nhiều thứ.
Schneider Electric - tập đoàn tiên phong về số hóa các chương trình quản lý năng lượng và tự động hóa - vừa chào mừng hành trình 25 năm hoạt động tại Việt Nam. Thông qua Hội nghị Đổi mới và Sáng tạo, Schneider Electric khẳng định vị thế tiên phong của mình và thảo luận chuyên sâu về tương lai ngành năng lượng Việt Nam cũng như xu hướng phát triển thành phố thông minh, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.