-
Gian nan thu hồi tài sản tham nhũng -
Hải Phòng cảnh báo lũ cấp 2 trên các sông, nhiều tuyến phố nội thành bị ngập -
Hưng Yên phát lệnh báo động III trên tuyến đê tả sông Hồng -
Quảng Nam mở lối cho 3 dự án kiện tụng kéo dài của Bách Đạt An -
Nghệ An: Xử phạt một doanh nghiệp vi phạm trong khai thác khoáng sản -
Hưng Yên phát lệnh báo động số I trên tuyến đê tả sông Luộc
Doanh nghiệp quản lý bảo trì đường bộ sẽ bị phạt nếu để đường hỏng gây mất ATGT mà không sửa chữa kịp thời Ảnh: Trần Duy |
Lần đầu tiên những vi phạm trong quản lý bảo trì, khai thác hạ tầng giao thông được quy định cụ thể tại Nghị định 46. Để đường hỏng, mất ATGT, gây ùn tắc khi thu phí, doanh nghiệp sẽ bị phạt nặng tới hàng chục triệu đồng.
Để ùn tắc tại trạm thu phí, phạt tới 70 triệu đồng
Việc xử phạt đối với đơn vị bảo trì, khai thác đường bộ quy định tại Điều 15, Nghị định 46. Cụ thể, phạt từ 3- 5 triệu đồng vi phạm: Không bổ sung hoặc sửa chữa kịp thời các biển báo hiệu nguy hiểm đã bị mất, bị hư hỏng mất tác dụng; không có biện pháp khắc phục kịp thời các hư hỏng của công trình đường bộ gây mất an toàn giao thông; Không phát hiện hoặc không có biện pháp ngăn chặn, báo cáo kịp thời các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang đường bộ. Trường hợp khoan, đào, xẻ đường, hè phố trái phép; Phá dỡ trái phép dải phân cách, gương cầu, các công trình, thiết bị an toàn giao thông trên đường bộ; Tự ý tháo, mở làm hư hỏng nắp cống, nắp ga các công trình ngầm, hệ thống tuy nen trên đường giao thông..., bị phạt tiền từ 10 - 14 triệu đồng. Đặc biệt, phạt từ 50 -70 triệu đồng nếu tổ chức thu phí để ùn lượng xe ô tô xếp hàng chờ trên một làn từ 150 - 200 xe, hoặc chiều dài dòng xe xếp hàng từ 1.000m - 2.000m; Để thời gian đi qua trạm thu phí của một ô tô bất kỳ lớn hơn 20 - 30 phút mà không triển khai các giải pháp khắc phục.
"Các doanh nghiệp quản lý khai thác, bảo trì hạ tầng giao thông có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện an toàn cho người tham gia giao thông. Nếu doanh nghiệp cố tình vi phạm khiến điều kiện ATGT của các công trình giao thông không đảm bảo, phải có chế tài xử phạt và phải xử phạt nặng”. Ông Khuất Việt Hùng |
Thực tế, trước khi có quy định này, một số tuyến đường đầu tư theo hình thức BOT đã xuất hiện hiện tượng hằn lún vệt bánh xe, hư hỏng dẫn đến không đảm bảo ATGT. Bộ GTVT đã phải có giải pháp mạnh là buộc chủ đầu tư dừng thu phí. Đơn cử mới đây Dự án cải tạo nền, mặt đường QL1 đoạn Phan Thiết - Đồng Nai đầu tư theo hình thức BOT, Bộ GTVT đã chỉ đạo nhà đầu tư là Công ty 319 (Bộ Quốc phòng) phải sửa chữa, khắc phục triệt để các điểm hằn lún nhưng đến thời hạn đơn vị này chỉ khắc phục đạt 25% diện tích hư hỏng. Vì thế, Bộ GTVT đã dừng thu phí cho đến khi nhà đầu tư khắc phục xong.
Trước đó, tháng 7/2014, một dự án khác là hầm đường bộ Đèo Ngang cũng bị dừng thu phí do trước cửa hầm xuất hiện các vệt lún bánh xe nhưng chủ đầu tư không khắc phục kịp thời. Nhiều dự án BOT giao thông khác như QL18, một số dự án trên QL1, 14 cũng bị Tổng cục Đường bộ VN nhắc nhở, chấn chỉnh do công tác duy tu, bảo dưỡng đường không đảm bảo.
Theo ông Hoàng Thế Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT), các vi phạm được bổ sung lần này có tác động lớn đến người dân. Các hành vi vi phạm lần đầu tiên được bổ sung nhằm quy trách nhiệm cụ thể đối với các doanh nghiệp tham gia quản lý, khai thác bảo trì, chủ đầu tư đường BOT trong công tác đảm bảo ATGT. Việc “luật hóa” các quy định xử phạt này xuất phát từ thực tế tại nhiều trạm thu phí BOT thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm ảnh hưởng đến tốc độ lưu thông phương tiện.
Vận hành trạm thu phí để xảy ra ùn tắc kéo dài cũng sẽ bị phạt hàng chục triệu đồng (Ảnh minh họa) |
Bước tiến dài về chính sách
Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho rằng, những người làm công tác quản lý khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông để mất ATGT, dẫn đến TNGT phải xử phạt nghiêm. Khi xây dựng thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định, cơ quan chức năng sẽ lượng hóa cụ thể hơn quy định xử phạt hành vi này như: Quy định diện tích mặt đường hỏng, độ sâu của vết lún, thời gian sửa đường từ khi có phản ánh. Đối với các doanh nghiệp BOT cũng tương tự, nếu đường hỏng, mất ATGT phải sửa xong mới cho tiếp tục thu phí. “Đây là những chế tài đảm bảo công bằng giữa việc đảm bảo ATGT và tiền đóng góp của người dân, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân khi phải đóng góp cho phát triển hạ tầng giao thông”, ông Huyện nói.
Đại diện các doanh nghiệp vận tải, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN đánh giá, việc bổ sung hai hành vi vi phạm nêu trên là bước tiến dài về chính sách, thể hiện trách nhiệm, sự “sòng phẳng” của ngành GTVT với xã hội, với người phải trả phí đường bộ.
“Doanh nghiệp dự án là người được hưởng lợi từ tiền của người dân đóng góp, anh làm tốt thì được thụ hưởng tiền phí do người tham gia giao thông trả. Ngược lại doanh nghiệp làm không tốt bị xử phạt là đương nhiên”, ông Thanh nói và cho rằng, quy định này chắc chắn được các đơn vị vận tải rất hoan nghênh, bởi trách nhiệm giữa người cung cấp dịch vụ và người mua dịch vụ được xác định rõ ràng.
“Người tham gia giao thông đóng phí để mua một sản phẩm tốt mà bên cung cấp dịch vụ không đảm bảo được thì phải chịu phạt. Đó là chưa kể đến trong trường hợp xảy ra hậu quả TNGT nghiêm trọng do thiếu trách nhiệm của doanh nghiệp, phải xử theo quy định của Bộ luật Hình sự”, ông Thanh đề xuất.
Đại diện diễn đàn của những người thường xuyên tham gia giao thông, ông Nguyễn Mạnh Thắng, Quản trị diễn đàn Otofun chia sẻ, người tham gia giao thông bỏ tiền để được thụ hưởng hạ tầng giao thông tốt, đây cũng có thể coi là mua một món hàng và người mua phải được hưởng đúng giá trị của món hàng đó. Trường hợp doanh nghiệp không quản lý, vận hành tốt khiến cho người tham gia giao thông gặp nguy hiểm, Nhà nước phải có chế tài điều chỉnh. Quy định xử phạt doanh nghiệp quản lý, khai thác bảo trì giao thông là rất “sòng phẳng” đối với người tham gia giao thông khi trả tiền để sử dụng dịch vụ.
Đại diện các doanh nghiệp bảo trì, ông Cao Xuân Hoa, Giám đốc Công ty CP Quản lý Xây dựng Đường bộ 470 cho rằng, với mức xử phạt 3 - 5 triệu đồng nếu xét về khía cạnh kinh tế không phải lớn, nhưng xét về khía cạnh xã hội sẽ ảnh hưởng lớn đến uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ cố gắng để không bị phạt.
-
Hưng Yên phát lệnh báo động III trên tuyến đê tả sông Hồng -
Quảng Nam mở lối cho 3 dự án kiện tụng kéo dài của Bách Đạt An -
Nghệ An: Xử phạt một doanh nghiệp vi phạm trong khai thác khoáng sản -
Thi công mở rộng Quốc lộ 19 chậm, người dân khốn khó -
Hải Dương phát lệnh báo động III trên hệ thống sông Thái Bình -
Lừa 3 doanh nghiệp “chạy” dự án của Bộ Quốc phòng rồi chiếm đoạt 4,5 tỷ đồng -
Hưng Yên phát lệnh báo động số I trên tuyến đê tả sông Luộc
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang
- Bốn nhà đầu tư tham gia đấu thầu gói thầu số 5 của Cấp nước Đồng Nai
- C.P. Việt Nam không ngừng đầu tư cho chuyển đổi xanh
- An tâm đồng hành cùng PJICO, khách hàng vững vàng vượt bão Yagi
- RMIT Việt Nam được vinh danh là một trong những nơi làm việc tốt nhất châu Á
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”