-
Mỹ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp -
Green i-Park tìm “công thức” hiện thực hóa nhà ở xã hội trong khu công nghiệp -
AEON Việt Nam đồng hành cùng tuần lễ hàng Việt và kết nối doanh nghiệp -
Dấu ấn vị thế của SOL E&C trên "bản đồ" ngành xây dựng Việt Nam -
Quảng Nam: Đã khởi nghiệp phải thành doanh nghiệp -
Công ty Tân Đệ đặt mục tiêu tăng trưởng 10% và đầu tư công nghệ mới
Động thái này không chỉ nhằm khép kín chuỗi giá trị sản phẩm cao su, mà còn dồn sức, hợp lực để đối đầu với các doanh nghiệp nước ngoài.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đang rốt ráo thực hiện M&A các công ty thành viên của Vinachem. |
Cạnh tranh “bỏng rát”
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) sẽ áp thuế chống trợ cấp sơ bộ đối với lốp xe hơi và xe tải hạng nhẹ nhập từ Việt Nam, thuế suất dao động từ 6,23% đến 10,08%. Tuy nhiên, điều này không quá ảnh hưởng tới các “ông lớn” trong ngành cao su. Đơn cử, Công ty CP Cao su Đà Nẵng (DRC) đang xuất sản phẩm lốp tải nặng radial (lốp toàn thép) sang Mỹ, trong khi quy định mới áp dụng cho lốp bán thép và lốp tải nhẹ.
Một doanh nghiệp khác trong ngành là Công ty CP Công nghiệp Cao su miền Nam (Casumia) cũng khẳng định, việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá không ảnh hưởng lớn tới Công ty, do mức thuế suất áp dụng thấp. Ông Phạm Hồng Phú, Tổng giám đốc Casumia cho biết, sản phẩm của Công ty khi xuất sang Mỹ sẽ tăng thuế từ 0% lên hơn 6%. Thị trường này chiếm tỷ trọng khoảng 20% doanh số xuất khẩu của Casumia.
4 năm gần đây, tỷ trọng doanh thu xuất khẩu trên tổng doanh thu của Casumina tăng mạnh, nhờ việc khi ký hợp tác toàn diện với Công ty Tire Co (Mỹ) về chuyển giao công nghệ và gia công lốp radial bán thép với sản lượng lên đến 1 triệu chiếc/năm.
Năm 2019, doanh thu xuất khẩu của Casumina đạt 1.725 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2018, chủ yếu nhờ sản lượng nhóm lốp radial xuất khẩu chiếm 64% doanh thu xuất khẩu. Năm 2020, Casumina tiếp tục duy trì thị trường hiện có, đảm bảo cung ứng đúng tiến độ theo cam kết với đối tác.
Trong khi đó, Công ty CP Cao su Sao Vàng (SRC) cũng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, nhưng tập trung vào các thị trường như Nepal, Pakistan, Campuchia, Malaysia…
Theo Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI, mức thuế chống bán phá giá mà Mỹ áp dụng đối với lốp xe hơi và xe tải hạng nhẹ nhập từ Việt Nam không quá lớn. Điều đáng quan tâm đối với các doanh nghiệp lúc này là thị trường trong nước - nơi đang diễn ra sự cạnh tranh “bỏng rát” giữa các công ty sản xuất sắm lốp nội địa và các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Xét về quy mô sản xuất, các doanh nghiệp FDI có quy mô tương đối lớn so với các doanh nghiệp nội địa. Cụ thể, công suất lốp radial hằng năm của Sailun Việt Nam đạt 12 triệu lốp; Kumho Việt Nam đạt 6,3 triệu lốp; Bridgestone Việt Nam đạt 17 triệu lốp…, còn các doanh nghiệp nội địa lớn nhất cũng chỉ đạt sản lượng khoảng 1 triệu lốp/năm. Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI còn có lợi thế về thương hiệu.
Bên cạnh đó, những điều khoản giảm thuế với hàng nhập khẩu được quy định trong WTO, AFTA, ATIGA, CPTPP và EVFTA sẽ khiến thị trường Việt Nam tràn ngập các sản phẩm lốp ngoại với giá cả ngày càng hấp dẫn.
Vì vậy, mức độ cạnh tranh của thị trường sắp lốp trong nước đang rất khốc liệt. Trong đó, phân khúc sắp lốp ô tô du lịch được xem là miếng bánh hấp dẫn nhất, nên cạnh tranh trong phân khúc này cũng gay gắt nhất.
Kịch bản M&A
DRC, SRC, Casumia và Cao su Inoue Việt Nam là 4 tên tuổi lớn trên thị trường, đều thuộc sở hữu của Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem).
Vậy nên, thông tin “gây sốt” nhất hiện nay không phải việc Mỹ áp thuế, mà là việc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đang rốt ráo thực hiện M&A các công ty thành viên của Vinachem.
Cụ thể, VRG sẽ xem xét việc tham gia đầu tư vào các nhà máy sản xuất săm, lốp xe của các công ty đã có thương hiệu thuộc Vinachem theo hình thức M&A. VRG cho biết, các thương hiệu này sẽ giúp khép kín chuỗi giá trị sản phẩm cao su và là nòng cốt để phát triển sản phẩm săm, lốp trong tương lai.
Trong Ðề án Tái cơ cấu Vinachem giai đoạn 2017 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu năm 2018, Tập đoàn này phải thoái vốn tại 3 công ty săm lốp xuống dưới 51%, định hướng trước mắt là giảm về tỷ lệ 36%.
Tại DRC, Vinachem từng nộp đơn bán đấu giá 17,2 triệu cổ phiếu với giá khởi điểm 25.170 đồng/cổ phiếu vào tháng 5/2019. Tuy nhiên, phiên đấu giá này bị hủy bỏ do không có nhà đầu tư nào đăng ký tham gia. Hiện Vinachem vẫn là công ty mẹ nắm giữ gần 60 triệu cổ phiếu Cao su Đà Nẵng (50,51% vốn điều lệ).
Tình hình hoàn toàn trái ngược tại SRC. Vinachem đã tổ chức bán đấu giá 4,2 triệu cổ phiếu với mức khởi điểm 46.452 đồng/cổ phiếu và thu hút được 4 nhà đầu tư mua toàn bộ cổ phần. Sau thoái vốn, Vinachem hiện còn nắm giữ 36% vốn điều lệ SRC.
Còn tại Casumina, theo báo cáo thường niên năm 2019, hiện phần vốn nhà nước tại Casumina vẫn là 51% và Công ty đang trong quá trình thực hiện chủ trương thoái vốn nhà nước xuống mức 36%. Đáng chú ý là, hồi tháng 7/2019, Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG (đơn vị thành viên thuộc VRG) đã liên tiếp mua thêm cổ phần Casumina để nâng tỷ lệ nắm giữ lên trên 8% vốn điều lệ.
Doanh nghiệp thứ tư trong kế hoạch M&A của VRG là Công ty Cao su Inoue Việt Nam. Đây là liên doanh giữa Vinachem (sở hữu 24% vốn) với các đối tác nước ngoài (Cao su Inoue Nhật Bản và Bridgestone Corporation), có trụ sở đặt tại Vĩnh Phúc, cung cấp sản phẩm cho các hãng nổi tiếng như Honda Việt Nam, Yamaha Việt Nam…
Hiện nay, VRG tập trung vào 5 mảng hoạt động chính là trồng và chế biến mủ cao su; chế biến gỗ cao su; sản phẩm công nghiệp cao su; khu công nghiệp đầu tư trên đất cao su; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Trong mảng cao su thiên nhiên, VRG đang quản lý hơn 400.000 ha cao su với năng suất bình quân 1,56 tấn/ha (năm 2019). Tuy nhiên, mảng kinh doanh này đang có chiều hướng đi xuống trong những năm gần đây, do giá bán thấp. Tác động từ Covid-19 càng khiến nhu cầu về cao su trên thị trường giảm sút, sản lượng khai thác giảm, giá gỗ thanh lý thấp…
Do đó, việc mở rộng kinh doanh săm lốp để khép kín chuỗi giá trị sản phẩm cao su có thể đem lại hiệu quả cao hơn cho VRG. Trên thực tế, Tập đoàn cũng đã xâm nhập mảng này khi liên kết và đặt hàng Casumina để sản xuất lốp xe thương hiệu VRG từ năm 2017.
Cho đến thời điểm này, kế hoạch M&A của VRG vẫn chưa “chốt hạ”, song nếu các thương vụ M&A này thành công, sẽ không chỉ mang đến “làn gió mới” cho thị trường, mà còn giúp doanh nghiệp nội “vun vén” vị thế, chuẩn bị “binh lực” để đấu lại những tên tuổi ngoại đang đầu tư mạnh mẽ ở Việt Nam.
Trước sự cạnh tranh từ các đối thủ ngoại, doanh nghiệp nội địa trong ngành cao su có xu hướng chọn các thị trường ngách để phát triển. Ví dụ, DRC tập trung vào sản phẩm săm lốp xe tải nặng và xe tải nhẹ; SRC tập trung phát triển sản phẩm săm lốp máy bay và các loại xe đặc chủng… Tuy nhiên, do giới hạn của thị trường nội địa, các doanh nghiệp cũng đang nỗ lực tìm hướng đi mới thông qua hoạt động xuất khẩu để đảm bảo đầu ra.
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 18/12/2024 -
Green i-Park tìm “công thức” hiện thực hóa nhà ở xã hội trong khu công nghiệp -
CEO Lazada Việt Nam: Mọi “người chơi” trên thị trường TMĐT, cuối cùng sẽ tìm đến sự ổn định -
AEON Việt Nam đồng hành cùng tuần lễ hàng Việt và kết nối doanh nghiệp
-
Dấu ấn vị thế của SOL E&C trên "bản đồ" ngành xây dựng Việt Nam -
Nộp ngân sách hơn 541 tỷ đồng từ xử lý vi phạm về quản lý thị trường -
Môi trường kinh doanh năm 2025: Thay đổi lớn khi bỏ tư duy “không quản được thì cấm” -
Quảng Nam: Đã khởi nghiệp phải thành doanh nghiệp -
Công ty Tân Đệ đặt mục tiêu tăng trưởng 10% và đầu tư công nghệ mới -
Tập đoàn KCN Việt Nam hướng tới bất động sản công nghiệp bền vững -
Ẩn số tại thương vụ M&A Vietravel Airlines
- Bộ lịch HDBank 2025: 35 năm mùa Xuân hành động, Tết Xanh vững bền
- Đột phá với nhiều kỷ lục, PV GAS đạt doanh thu gần 130.000 tỷ đồng trong năm 2024
- IEC Residences Quy Nhơn bàn giao nhà, đón cứ dân về tổ ấm mới
- Nutifood chọn đối tác thiết kế bản vẽ thi công cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- Những công trình kỷ lục kiến tạo nên tương lai bền vững của Pebsteel
- Tận hưởng phong cách sống ý vị với thẻ thanh toán Techcombank Priority