-
Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt được giao lãi 7 tỷ đồng trong năm 2025 -
Vietjet đạt hiệu quả kinh doanh năm 2024 cao nhất từ sau đại dịch Covid-19 -
Tổng giám đốc Tetra Pak Việt Nam: Ngành F&B tại Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình đầy hứa hẹn -
Sản lượng vận tải trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tăng cao kỷ lục -
Viettel Post đề xuất đầu tư 2 nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Long Thành -
Bảo vệ hàng Việt xuất khẩu trước "làn sóng" phòng vệ thương mại
Doanh nghiệp châu Âu muốn Bộ Y tế kiểm soát nội dung quảng cáo bằng hậu kiểm. |
Về xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm, các doanh nghiệp châu Âu cho rằng, việc yêu cầu xác nhận nội dung quảng cáo trước khi thực hiện quảng cáo không có ý nghĩa nhiều về mặt quản lý và xử lý các vi phạm so với việc hậu kiểm, cụ thể tăng cường thanh kiểm tra trên thị trường giúp phát hiện và xử lý vi phạm hiệu quả hơn.
Đây cũng là hình thức quản lý của nhiều quốc gia khi không yêu cầu phê duyệt nội dung quảng cáo bởi cơ quan có thẩm quyền (Ví dụ như: châu Âu, Australia, New Zealand, Mỹ, Canada, Singapore, Philippines, Thái Lan). Trong khi đó điều này lại hạn chế sự tăng trưởng của ngành mỹ phẩm, giảm cơ hội kinh doanh cũng như làm tăng chi phí của doanh nghiệp.
Do đó, EuroCham đề xuất bãi bỏ yêu cầu phê duyệt nội dung quảng cáo mỹ phẩm và đề nghị quy trình nộp hồ sơ lưu phục vụ cho hậu kiểm cần đơn giản, nhanh gọn hơn, không yêu cầu thời gian chờ nhằm đảm bảo tính nhất quán trong hệ thống pháp luật và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Được biết, trong dự thảo nghị định sửa đổi một số điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực y tế, Bộ Y tế đã bãi bỏ yêu cầu này. EuroCham hy vọng nghị định sửa đổi sẽ sớm được ban hành và đưa vào thực tiễn để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng đề nghị Bộ bãi bỏ yêu cầu Giấy chứng nhận lưu hành tự do (“CFS”) từ các nước xuất khẩu cho mỹ phẩm nhập khẩu vào Việt Nam.
Lý do được Eurocham đưa ra là: CFS chỉ là giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu hoặc nước sản xuất cấp để chứng nhận mỹ phẩm đó có thể được bán tại nước xuất khẩu. Giấy chứng nhận này không chứng nhận về chất lượng cũng như sự an toàn của sản phẩm. Trong nhiều trường hợp, sản phẩm được cấp CFS không thực sự được lưu hành tại quốc gia cấp CFS.
Vì vậy, việc yêu cầu phải nộp CFS khi công bố sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn của sản phẩm mà lại là gánh nặng thủ tục hành chính không cần thiết. Vì vậy, EuroCham đề nghị Bộ có kế hoạch cụ thể cho việc bãi bỏ CFS cho các nước nằm ngoài Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (“CPTPP”).
Ngoài ra, một số doah nghiệp xuất khẩu thực phẩm cũng đề nghị Bộ Y tế cắt giảm thủ tục hơn nữa.
Theo phản ánh của doanh nghiệp, họ phải tốn rất nhiều thời gian và chi phí để có được giấy chứng nhận y tế. Tuy nhiên, giấy chứng nhận y tế chỉ có giá trị cho từng lô hàng. Như vậy, doanh nghiệp có hợp đồng xuất khẩu cho cùng một mặt hàng thực phẩm ra nước ngoài nếu có nhiều lô hàng khác nhau thì doanh nghiệp đó vẫn phải lặp lại quy trình trên cho từng lô hàng đó. Điều đó trở nên một rào cản lớn ảnh hưởng tới tiến độ xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.
Vì vậy, doanh nghiệp đề nghị nên giảm tần xuất kiểm nghiệm từ tất cả các lô hàng xuất khẩu xuống 1 lần/năm đối với các sản phẩm được sản xuất tại các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý GMP, ISO 22000, HACCP, IFC, FSSC 22000, BRC hoặc tương đương. Đồng thời, giảm thời gian cấp giấy chứng nhận y tế từ 2 tuần xuống 3 ngày làm việc.
-
Sản lượng vận tải trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tăng cao kỷ lục -
Viettel Post đề xuất đầu tư 2 nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Long Thành -
Bảo vệ hàng Việt xuất khẩu trước "làn sóng" phòng vệ thương mại -
Kỳ tích xuất khẩu hơn 400 tỷ USD và dấu ấn hội nhập kinh tế quốc tế -
Xuất khẩu sang EU tăng thêm 8 tỷ USD nhờ sự bứt phá của một nhóm hàng lớn -
Tập đoàn Xuân Thiện: Mang những mùa xuân tươi đẹp về với Thành Nam -
Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/2 -
2 Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Berjaya 3,5 tỷ USD tại TP.HCM -
3 Đà Nẵng cho thuê hơn 78.000 m2 đất để xây nhà máy có vốn đầu tư 177 triệu USD -
4 Chính phủ chính thức trình Quốc hội bổ sung 38.251 tỷ đồng vốn điều lệ cho VEC -
5 USD tăng mạnh, bitcoin lao dốc khi nhà đầu tư lo ngại "bóng ma" thương chiến
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024