-
SuperPort Việt Nam tham vọng đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040 -
Nhiều cụm công nghiệp ở Quảng Ngãi: “Trắng” xử lý nước thải -
Green i-Park chung tay khắc phục hậu quả bão số 3 tại Thái Bình -
Ngành giao thông thích ứng với biến đổi khí hậu - góc nhìn từ hậu quả siêu bão Yagi -
Việt Nam cần các chính sách dài hạn để phát triển kinh tế tuần hoàn -
Nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng, phát triển kinh tế tập thể
Bao bì đựng gạo của VEBO ST25 được tái chế thành túi xách nhằm bảo vệ môi trường. Ảnh: Gia Hân |
Hiện thực hóa “sản xuất xanh”
Gần đây, nhiều doanh nghiệp hướng đến sản xuất xanh không chỉ bằng đầu tư phương thức sản xuất cải tiến mà bằng chính các sản phẩm mang tính xanh, sạch và tiết kiệm từ trước, trong và sau khi khách hàng sử dụng.
Đơn cử, Tập đoàn Lego không chỉ rót hơn 1 tỷ USD xây nhà máy sản xuất bền vững nhất tại khu công nghiệp VSIP III (TX.Tân Uyên, Bình Dương), mà cách đây ít ngày, thương hiệu sản xuất đồ chơi hàng đầu thế giới đến từ Đan Mạch cũng vừa công bố mục tiêu khoảng 50% viên gạch đồ chơi của hãng này sẽ được sản xuất từ nhựa tái tạo thay vì nhiên liệu hóa thạch vào năm 2026. Đây được đánh giá là một kế hoạch táo bạo của “ông lớn” này nhằm hiện thực hóa mục tiêu sản xuất đồ chơi thân thiện hơn với môi trường.
Đồng thời, Lego còn đặt mục tiêu chuyển hoàn toàn sang sử dụng nhựa tái tạo và nhựa tái chế vào năm 2032, nhằm đáp ứng các mục tiêu về bảo vệ môi trường. Công ty này đang nỗ lực thay nhựa từ nhiên liệu hóa thạch bằng nhựa được sản xuất từ dầu ăn hoặc mỡ thải từ ngành công nghiệp thực phẩm cũng như vật liệu tái chế.
Để đạt mục tiêu, Lego đầu tư nhà máy ở Bình Dương thành nhà máy sản xuất bền vững nhất của tập đoàn này trên thế giới về mặt thiết kế và xây dựng, với trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chạy bằng năng lượng mặt trời. Ngoài các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái, nhà máy còn có một trang trại điện mặt trời được xây dựng trên khu đất lân cận để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện hàng năm hướng đến xu thế chung là kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.
Trung tâm năng lượng, trạm biến áp 110 Kv phục vụ cho nhà máy sản xuất tại Bình Dương của Tập đoàn Lego. Ảnh: Lê Toàn |
Đại diện Lego cho biết, Tập đoàn cũng đang gấp phối hợp với tỉnh Bình Dương để xây dựng trang trại năng lượng mặt trời phục vụ nhà máy, dự kiến đưa nhà máy đi vào hoạt động từ đầu năm 2025, khánh thành vào tháng 4/2025.
Không chỉ doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp nội cũng đang dần bắt kịp xu thế sản xuất xanh hoá. Trao đổi với Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, bà Đặng Thuỳ Linh, Chủ tịch HĐQT APG Eco chia sẻ, bên cạnh mục tiêu trở thành nhà cung ứng dòng gạo ST25 hàng đầu thị trường nội địa mang thương hiệu “VEBO ST25” hay “Mỹ nhân làng gạo”, thì APG Eco còn định hướng kinh doanh xanh thông qua hình thức tái sử dụng bao bì.
“Thay vì làm rác thải, chúng tôi sẽ thu hồi bao bì gạo và đồng hành cùng những nghệ nhân khiếm khuyết để tái chế, may lại những bao bì này thành túi xách, không chỉ có thể dùng đi chợ mà còn mang tính thời trang để đi chơi, đi làm…”, bà Linh cho hay.
Cụ thể, những sản phẩm này sẽ được tặng lại cho người dùng tái sử dụng vừa thời trang vừa bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, hoạt động này còn giúp cho những nghệ nhân khiếm khuyết có thêm thu nhập.
Ngoài ra, với tôn chỉ giúp người dùng “ăn sạch, sống xanh, trọn an lành”, bà Linh cho biết, APG Eco còn đầu tư vùng trồng, quy hoạch vùng nguyên liệu gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bằng cách áp những tiêu chuẩn bảo vệ thực vật, tiêu chuẩn xuất khẩu của nhiều thị trường khó tính trên thế giới.
“Ngay từ đầu chúng tôi phối hợp với bà con nông dân trong chọn giống lúa có chứng nhận. Song song đó, chúng tôi chọn phân bón hợp lý, cũng phải có chứng nhận về hàm lượng, đảm bảo giảm thải sau khi thu hoạch. Giám sát chặt chẽ đến tận quy trình xay xát, đóng gói tại nhà máy chứ không qua đơn vị gia công trung gian”, người sáng lập thương hiệu Mỹ nhân làng gạo nói.
Còn nhiều thách thức
Dù là một tập đoàn lớn, có lợi thế về nguồn vốn, nhân lực lẫn kinh nghiệm nhưng trong quá trình thực hiện mục tiêu đề ra, Lego cũng gặp không ít khó khăn do chi phí sản xuất xanh bị đội cao gấp hai hoặc ba lần. Cụ thể, thời điểm năm 2023, Lego đã cam kết tăng gấp ba lần chi tiêu cho tính bền vững lên 3 tỷ kroner Đan Mạch (khoảng 340 triệu bảng Anh) mỗi năm vào năm 2025.
Trong năm ngoái, tập đoàn này phải từ bỏ kế hoạch sản xuất đồ chơi hoàn toàn từ vật liệu tái chế do gặp vấn đề về chi phí và sản xuất. Hiện tại, cũng chỉ khoảng 22% vật liệu của Lego được sử dụng để sản xuất đồ chơi thân thiện với môi trường.
Dù gặp nhiều thách thức, song ông Niels Christiansen, Giám đốc điều hành của Lego chia sẻ trước truyền thông rằng, việc chuyển sang sử dụng vật liệu bền vững sẽ làm gia tăng chi phí sản xuất, nhưng Lego cam kết sẽ không chuyển gánh nặng cho người tiêu dùng bằng việc tăng giá bán.
Tương tự, với APG Eco, bà Linh nhận định, cái khó của doanh nghiệp khi sản xuất theo định hướng xanh, bền vững là sự kiên định và nguồn vốn đầu tư, đội ngũ vận hành.
“Để được người dùng đón nhận, dù hơn một năm qua chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn về nguồn vốn đầu tư, tập huấn đội ngũ nhân sự, nhưng nhờ quy hoạch kỹ lưỡng dây chuyền sản xuất từ đầu vào đến đầu ra, chúng tôi đã cắt giảm được phần nào chi phí sản xuất, người dùng cũng sẽ hưởng lợi về giá”, bà Linh lý giải.
Cũng chính nhờ phương pháp vận hành hiệu quả nên sản phẩm gạo của APG Eco ngoài chất lượng thì giá đầu ra của gạo VEBO ST25 cũng được coi là hợp lý trên thị trường hiện nay.
Còn với phương thức tái chế bao bì, bà Linh cho biết thêm, dù bước đầu gặp nhiều khó khăn ở khâu thu hồi sản phẩm cũng như làm sao khơi dậy nhận thức bảo vệ môi trường của người người dùng, nhưng bà Linh cho biết vẫn sẽ kiên trì với chiến lược này vì cho rằng đây là xu thế chung cũng như tâm huyết của doanh nghiệp.
-
Green i-Park chung tay khắc phục hậu quả bão số 3 tại Thái Bình -
Ngành giao thông thích ứng với biến đổi khí hậu - góc nhìn từ hậu quả siêu bão Yagi -
Việt Nam cần các chính sách dài hạn để phát triển kinh tế tuần hoàn -
Hà Nội tăng cường bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản -
Nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng, phát triển kinh tế tập thể -
Tỉnh đầu tiên của Việt Nam thu được tiền nhờ giảm phát thải carbon khi trồng lúa -
Không nên chờ đến 2028 mới vận hành chính thức thị trường tín chỉ carbon Việt Nam
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt