-
Hà Nội sẽ thí điểm tiếp nhận 30 dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID và iHanoi -
Ra mắt Dự án chính quyền số Hải Phòng -
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản -
Tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3
Mô hình Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia sẽ đem lại thành công lớn
Chia sẻ tại tọa đàm trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021 diễn ra ngày 9/1, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và tại Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo, đây là một cuộc chơi mà mỗi quốc gia sẽ phải mặc định là một phần trong đó; Việt Nam cần nắm bắt nhanh chóng cơ hội từ cuộc cách mạng này. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nhận định, Việt Nam cần phải bắt kịp, tiến cùng và lựa chọn một số lĩnh vực thế mạnh để vượt lên.
Để thực hiện được mục tiêu trên, Đảng, Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, giảm dần sự phụ thuộc tăng trưởng kinh tế vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu thô, lao động giá rẻ, từng bước chuyển sang dựa vào ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ và biến đổi mới sáng tạo thành tài nguyên vô tận cho tăng trưởng bền vững.
“Trước nhu cầu ngày càng cao về phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, câu hỏi được đặc ra là, ‘Làm sao kích thích đổi mới sáng tạo, và đâu sẽ là nơi quy tụ, kết nối và lan tỏa tinh thần đó?’. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đổi mới sáng tạo có thể được tập trung tập trung, quy tụ, phát triển nhanh và mạnh mẽ thông qua các Trung tâm Đổi mới sáng tạo và sự dẫn dắt của các Doanh nghiệp đầu tàu trong nền kinh tế”, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho hay.
Tọa đàm Vai trò Trung tâm Đổi mới sáng tạo trong nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế (Ảnh: Chí Cường) |
Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Hỗ trợ Chiến lược, Tổ hợp Samsung điện tử Việt Nam cho biết, xu hướng hiện nay của nhiều quốc gia là xây dựng mạng lưới các trung tâm đổi mới sáng tạo, hình thành hệ sinh thái. Mặc dù mỗi quốc gia có cách thực hiện khác nhau, nhưng mục tiêu đều theo hướng tập trung nguồn lực để phát triển các lĩnh vực theo kế hoạch được định sẵn nhằm tạo ra giá trị mới có tính đột phá, có tính ảnh hưởng sâu rộng đến một phần hoặc toàn bộ nền kinh tế.
“Tại Hàn Quốc, từ năm 2015 đến nay, Chính phủ nước này đã thành lập 17 trung tâm kinh tế và sáng tạo đổi mới với các chi nhánh đặt tại các địa phương nhằm kết nối toàn bộ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo với các doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc và khu vực”, ông Tuấn cho hay.
Theo ông Tuấn, mỗi trung tâm duy trì kinh phí 1,8 tỷ USD để đầu tư cũng như bảo lãnh cho vay đối với các ý tưởng, dự án sáng tạo mới. Nhờ đó, hàng tỷ USD đã được đầu tư vào hoạt động đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nước này. “Mô hình này đã mang lại thành công lớn”, ông Tuấn nói.
Từ đó, vị chuyên gia của Samsung Việt Nam nhận định, “Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam và là động lực phát triển mới để Việt Nam hùng cường và thịnh vượng”.
Theo ông Vũ Quốc Huy, Phó giám đốc phụ trách NIC, theo Nghị định số 94/2020/NĐ-CP ngày 21/8/2020 của Chính phủ, Trung tâm được hưởng các cơ chế, chính sách ưu đãi cao nhất và các thủ tục hành chính thuận lợi nhất theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ.
Cụ thể, các chính sách ưu đãi cho NIC bao gồm: hưởng ưu đãi trong tín dụng đầu tư của Nhà nước, được ưu tiên thuê đất trong thời hạn 50 năm trong các Khu CNC và được miễn toàn bộ tiên thuê đất cho cả thời hạn thuê; Được miễn thuế hàng hóa nhập khẩu sử dụng cho nghiên cứu khoa học; được hưởng các thuế xuất ưu đãi mức cao nhất hiện nay.
Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hoạt động tại Trung tâm được hưởng các chính sách ưu đãi gồm Được hỗ trợ các thủ tục hành chính về ĐKKD, giấy phép lao động, xác lập quyền sở hữu công nghiệp; Được hỗ trợ văn phòng làm việc và các điều kiện cần thiết; Được tạo thuận lợi trong các thủ tục đấu thầu theo quy định hiện hành.
Doanh nghiệp lớn sẽ dẫn dắt trong chuyển đổi số
Dưới góc nhìn của tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho rằng, thời gian tới, NIC nên chọn một số ngành nghề có khả năng đóng góp lớn nhất cho đất nước, từ đó lựa chọn ra các doanh nghiệp để kết nối, từ đó tạo ra mạng lưới đổi mới sáng tạo toàn quốc.
Thứ hai là hỗ trợ những lĩnh vực mà các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần, như thủ tục hành chính, đào tạo, nhân lực, tiếp cận thị trường, nguồn vốn…, đặc biệt là chính sách mạnh mẽ hỗ trợ thuế phí, làm sao thúc đẩy hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý, cấp phép cho những sản phẩm, dịch vụ mới. “Những vấn đề mới hiện nay được tiếp nhận chậm, nhưng đã là chuyển đổi số thì cái gì cũng mới nên điều này rất quan trọng”, ông Dũng nói.
Đặc biệt, theo ông Lê Đăng Dũng, nên thúc đẩy các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam tham gia mạng lưới này. Cho biết Viettel hiện nay không chỉ có nền tảng về dịch vụ viễn thông mà còn có hệ sinh thái sản phẩm về công nghệ, viễn thông, bên cạnh đó còn là tiềm lực về tài chính, nhân lực, ông Dũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với các doanh nghiệp trong mạng lưới đổi mới sáng tạo. “Chúng tôi sẵn sàng nhận vai trò tiên phong, chủ lực, dẫn dắt trong chuyển đổi số, xây dựng xã hội số tại Việt Nam”, ông Dũng khẳng định.
Tọa đàm Đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp dẫn đầu, vai trò dẫn dắt hướng đến nền kinh tế số 2030 (Ảnh: Chí Cường) |
Cũng chia sẻ góc nhìn ở vị trí là doanh nghiệp lớn, ông Nguyễn Quang Long, Giám đốc Kinh doanh khối khách hàng doanh nghiệp ngành hàng thiết bị di động, Samsung Việt Nam bày tỏ, sự thành công của Samsung tại thị trường Việt Nam không thể thiếu sự thành công của các doanh nghiệp nội địa. Do đó, ngoài hỗ trợ cho các đối tác khối khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, Samsung cũng đã và đang liên kết với các trường đại học để trao học bổng cho các tài năng. “Đây có thể là lứa doanh nhân khởi nghiệp trong tương lai”, ông nói.
Trao đổi với các doanh nghiệp nhỏ và vừa về vấn đề tìm nguồn vốn tại tọa đàm, ông Nguyễn Bá Diệp, Phó Chủ tịch, Đồng sáng lập Momo cho biết, trước tác động của dịch Covid-19 năm vừa qua, Momo đã xây dựng giải pháp bán lẻ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhanh chóng số hóa, từ đó các doanh nghiệp này có thể xây dựng chương trình marketing, quản lý khách hàng và xây dựng tệp khách hàng thân thiết. “Chúng tôi sẵn sàng giúp các doanh nghiệp tìm khách hàng, nguồn hàng. Khi đã có khách hàng, sản phẩm thì việc tìm nguồn vốn sẽ trở nên đa dạng và dễ dàng hơn”, ông nói.
-
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản -
Tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3 -
VNPT Cloud: Chìa khóa mở ra cánh cửa du lịch thông minh -
VNPT đồng hành kiến tạo thành phố thông minh vì tương lai -
Gia tăng hàng hóa vi phạm trên sàn thương mại điện tử
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025