-
Nghệ An gia hạn 1.356 m2 đất thương mại, dịch vụ cho doanh nghiệp tại huyện Đô Lương -
Chiến lược “song kiếm hợp bích” đưa Bách Việt tăng trưởng bền vững -
Chubb Life Việt Nam tri ân khách hàng tiếp tục hợp đồng với hàng nghìn quà tặng hấp dẫn -
Sao Vàng đất Việt tỏa sáng cùng Công ty Minh Vượng -
Tổng công ty 28: Chiến lược của doanh nghiệp xanh -
Khu công nghiệp Liên Hà Thái (Green iP-1): Từ bước chân đầu tiên đến Giải thưởng Sao Vàng đất Việt
Các doanh nghiệp sản xuất sắt thép, xi măng... tìm giải pháp thích ứng với giá điện tăng |
Không bất ngờ
Bộ Công thương vừa điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 4,8%. Việc tăng giá điện - một trong những chi phí đầu vào quan trọng của các ngành sản xuất, ít nhiều tác động đến một số ngành, nhất là những ngành tiêu thụ nhiều điện như xi măng, hóa chất, sắt thép...
Trước đó, vào năm 2023, giá điện đã có 2 lần điều chỉnh: lần thứ nhất vào ngày 4/5, với mức tăng 3%; lần thứ 2 vào ngày 9/11, với mức tăng 4,5%.
Chi phí điện chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất một số ngành, chẳng hạn với thép là 9-10%, xi măng 14-15%, hóa chất 9%..., ngay lập tức sẽ đẩy tăng chi phí hàng tháng của doanh nghiệp.
Lãnh đạo Công ty cổ phần Xi măng Vicem Tam Điệp cho biết: “Giá điện tăng 4,8% khiến chi phí của doanh nghiệp tăng thêm 3 tỷ đồng từ nay đến hết năm. Nếu tính cả năm, con số này tương ứng 13-15 tỷ đồng”.
Dù vậy, việc tăng giá điện không hề bất ngờ với doanh nghiệp. Theo ông Hà Quang Hiện, Chánh văn phòng Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem), tăng giá điện nằm trong dự tính của các doanh nghiệp trong ngành. Điều này là không tránh khỏi trong bối cảnh ngành điện chịu khó khăn do chi phí sản xuất đầu vào như than, dầu tăng cao.
“Trong dự tính kế hoạch sản xuất, kinh doanh của Vicem đều dự phòng đến việc tăng giá điện”, ông Hiện nói.
Tăng giá điện buộc mọi đơn vị sản xuất đều phải tính toán lại quy trình, đẩy mạnh tiết kiệm, sử dụng điện hiệu quả, cắt giảm tối đa chi phí đầu vào.
Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho hay, mỗi năm, ngành xi măng tiêu thụ khoảng 9,5 tỷ kWh điện. “Chúng tôi đồng ý là giá điện tăng theo giá thị trường, nhưng yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cung cấp điện ổn định, thông suốt cho các nhà máy xi măng, bởi nếu phải dừng lò, doanh nghiệp sẽ thiệt hại rất lớn”, ông Lương Đức Long, Tổng thư ký VNCA kiến nghị.
Phản ánh của một số doanh nghiệp xi măng tại Hà Nam, thời gian qua vẫn còn diễn ra tình trạng điện phập phù, ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.
Cân nhắc tăng giá sản phẩm
Chi phí đầu vào tăng, gây khó khăn với các doanh nghiệp sản xuất. Áp lực điều chỉnh tăng giá sản phẩm đang đặt ra với nhiều ngành hàng, nhất là thời điểm này đang là cao điểm chuẩn bị nguyên liệu cho sản xuất hàng phục vụ thị trường cuối năm.
Xi măng, hóa chất, thép và giấy là những ngành bị ảnh hưởng mạnh khi chi phí điện tăng thêm. Theo Vicem Tam Điệp, doanh nghiệp đang cân nhắc việc điều chỉnh giá bán.
Còn nhớ, năm 2023, dù giá điện có 2 lần tăng, nhưng giá bán xi măng trong nước không hề tăng, mà các doanh nghiệp chọn giải pháp đẩy mạnh cải tiến công nghệ, tối ưu hóa chi phí sản xuất.
Ông Lương Đức Long, Tổng thư ký VNCA dự báo: “Các nhà sản xuất sẽ phải tính chuyện tăng giá bán xi măng, bởi suốt mấy năm qua, xi măng đã bán dưới giá thành sản xuất. Nếu không điều chỉnh giá bán để bù đắp phần nào chi phí đầu vào, thì doanh nghiệp không cầm cự nổi”.
Dự báo, nhiều khả năng mỗi tấn xi măng sẽ được các nhà sản xuất điều chỉnh tăng thêm 50.000 đồng trong thời gian tới.
Để thích ứng với việc tăng chi phí đầu vào của sản xuất, trong đó có giá điện, Vicem Tam Điệp tiếp tục áp dụng công nghệ phát điện bằng việc tận dụng nhiệt khí thải tại các dây chuyền sản xuất xi măng nhằm tự cung cấp một phần điện tiêu thụ; áp dụng công nghệ đồng xử lý chất thải trong lò nung làm nhiên liệu thay thế. Mục tiêu là dù thế nào cũng phải về đích với kế hoạch kinh doanh của năm nay.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, dù chịu áp lực chi phí đầu vào tăng, song để tăng giá sản phẩm thì còn phải cân nhắc, bởi sức mua trên thị trường hiện khá yếu, tăng giá bán lúc này hệ lụy sẽ là tiêu thụ giảm.
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) tính toán, với ngành sản xuất, đặc biệt sản xuất hàng tiêu dùng nhanh, sẽ bị ảnh hưởng đáng kể về chi phí khi giá điện tăng ngay trong quý cuối năm, kéo theo giá thành, giá bán cũng ảnh hưởng theo.
Giá điện của năm 2025 dự kiến còn tăng nữa. Việc tăng giá là tất yếu, bởi ngành điện đang bị thua lỗ do giá bán điện chưa bù đắp được chi phí sản xuất. Khi giá điện tăng, các doanh nghiệp thuộc mọi ngành sản xuất phải tiếp tục cơ cấu lại các khoản chi phí, tối ưu hóa dây chuyền để tiết kiệm, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch sang các dạng năng lượng tái tạo để giảm phần nào phụ thuộc vào nguồn năng lượng truyền thống, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.
-
Sao Vàng đất Việt tỏa sáng cùng Công ty Minh Vượng -
Tổng công ty 28: Chiến lược của doanh nghiệp xanh -
Ngành công thương quyết liệt chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển -
Khu công nghiệp Liên Hà Thái (Green iP-1): Từ bước chân đầu tiên đến Giải thưởng Sao Vàng đất Việt -
Chuỗi giá trị của MB Ageas Life -
Top 10 Sao Vàng đất Việt 2024: Cùng Việt Nam vươn cao -
Vietnam Airlines đạt tỷ lệ chuyến bay đúng giờ vượt trội so với toàn ngành
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá
- Beiersdorf Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán