Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 29 tháng 07 năm 2024,
Doanh nghiệp thuỷ sản cần tuân thủ quy định trước khi sửa đổi Nghị định 37/2024/NĐ-CP
- 28/07/2024 09:20
 
VASEP gửi công văn số 83/CV-VASEP tới doanh nghiệp thành viên về việc tuân thủ tốt quy định tại Nghị định 37/2024 và quy định chống khai thác IUU trong thời gian chờ Chính phủ sửa đổi phù hợp.

Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ngày 4/4/2024 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản (gọi tắt là Nghị định 37) có hiệu lực từ ngày 19/5/2024 và Nghị định 38/2024/NĐ-CP ngày 5/4/2024 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản (sau đây gọi tắt là Nghị định 38) là khung pháp lý quan trọng điều chỉnh các biện pháp quản lý cho mục tiêu phát triển bền vững ngành thủy sản nói chung và chống khai thác IUU nói riêng.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), với Nghị định này, Hiệp hội đã nhận được rất nhiều ý kiến phản ánh, kiến nghị của đông đảo các doanh nghiệp về một số quy định bất cập, vướng mắc và gây quan ngại lớn cho trước hết là doanh nghiệp và sau đó là các ngư dân khai thác biển.

VASEP khuyến nghị doanh nghiệp tuân thủ tốt quy định tại Nghị định 37/2024 và quy định chống khai thác IUU trong thời gian chờ Chính phủ sửa đổi phù hợp.

Vì vậy, ngày 15/7/2024, VASEP đã có văn bản số 54/CV-VASEP ngày 13/5/2024 báo cáo, kiến nghị tới lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các nội dung bất cập, vướng mắc. 

Thứ nhất, quy định về kích thước khai thác tối thiểu tại phụ lục V, Nghị định 37 đối với cá ngừ vằn là 500mm (loài di cư, có giá trị thương mại lớn) và một số loài có sản lượng thương mại quan trọng khác như cá trích xương, mực ống, tôm sắt cứng, cá hố... là chưa phù hợp.

Thứ hai, quy định “Không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác trong nước vào cùng một lô hàng xuất khẩu” tại Nghị định 37 là một quan ngại lớn tiếp theo đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm hải sản khai thác.

Thứ ba, quy định thông báo trước khi cập cảng 72 giờ đối với tàu nước ngoài khai thác, vận chuyển, chuyển tải thủy sản và 48 giờ đối với tàu container nhập khẩu tại Nghị định 37 cũng đang khiến các doanh nghiệp băn khoăn vì chưa phù hợp với thực tiễn.

Thứ tư, nhiều yếu tố “đầu vào” và liên quan đến các khâu “phía trước” trong chuỗi khai thác ảnh hưởng đáng kể đến việc làm giấy S/C, C/C và cả H/C phục vụ cho xuất khẩu khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

“Trước tình hình nhiều tác động đến sản xuất, kinh doanh cho cả doanh nghiệp và ngư dân sau 2 tháng Nghị định có hiệu lực, Hiệp hội đang tiếp tục nỗ lực xúc tiến các hoạt động chuyển tải và báo cáo, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”, VASEP thông tin.

Tuy nhiên, trong thời gian chờ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi Nghị định và có các chỉ đạo kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh… VASEP đề nghị các doanh nghiệp thành viên chương trình doanh nghiệp cam kết chống khai thác IUU tiếp tục duy trì và tăng cường các biện pháp kiểm soát, tuân thủ tốt các quy định tại Nghị định 37 nói riêng và các quy định pháp lý khác liên quan tới chống khai thác IUU - bao gồm cả 4 nhóm khó khăn, vướng mắc kể trên

Xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 4,4 tỷ USD
Tháng 6/2024, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt 875 triệu USD; lũy kế nửa đầu năm đạt hơn 4,4 tỷ USD, tăng lần lượt 14% và gần 7% so...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư