
-
Cảnh báo bùng phát các bệnh vốn có thể phòng ngừa bằng vắc-xin
-
Đề xuất bán thuốc kê đơn online - số hóa hoạt động bán thuốc kê đơn
-
Người Việt chi khám chữa bệnh do thuốc lá nhiều gấp 5 lần thuế thu từ thuốc lá
-
Nhức nhối thuốc giả, sữa giả
-
Bổ sung nguồn vốn ngân sách triển khai mua sắm thiết bị y tế cho Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 -
Kết nối VNeID giúp người dân an tâm mua thuốc: Hơn 100.000 lượt truy cập chỉ sau hơn 3 tháng
Kế hoạch nhằm tạo ra sự chuyển biến thực chất trong nhận thức và trách nhiệm của các cấp, ngành và người dân về việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến an toàn thực phẩm.
![]() |
Theo báo cáo của Cục An toàn thực phẩm, trong năm 2024, cả nước ghi nhận 135 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 4.936 người mắc và 24 người tử vong. |
Đồng thời, kế hoạch còn nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Thủ đô.
Trong đó, công tác tuyên truyền tập trung vào nhóm quyền "lựa chọn", nhằm phát tín hiệu thị trường, cảnh báo cộng đồng, đồng thời đấu tranh và lên án các hành vi vi phạm pháp luật. Các sản phẩm thực phẩm vi phạm tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn sẽ bị tẩy chay.
Cũng trong kế hoạch, các cơ quan chức năng sẽ phổ biến kiến thức và kỹ năng về an toàn thực phẩm cho người quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, và người tiêu dùng.
Mục tiêu là nâng cao nhận thức cộng đồng về việc không mua thực phẩm không rõ nguồn gốc và không đảm bảo chất lượng vệ sinh. Bên cạnh đó, yếu tố đạo đức của người sản xuất, chế biến, và kinh doanh thực phẩm sẽ được đặc biệt đề cao.
Kế hoạch cũng yêu cầu tuyên truyền về thực trạng công tác an toàn thực phẩm và những biện pháp triển khai các giải pháp liên quan. Các cơ quan chức năng sẽ kịp thời cảnh báo các nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, công khai các hành vi vi phạm và đấu tranh với những đối tượng này.
Đặc biệt, những tấm gương điển hình trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm sẽ được biểu dương và khen thưởng. Các doanh nghiệp, cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin về sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn sẽ được tôn vinh và khen thưởng.
UBND thành phố giao Sở Y tế, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm thành phố phối hợp với các sở ngành liên quan để cung cấp thông tin về các hoạt động và kết quả triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội.
Về vấn đề quản lý an toàn thực phẩm, trên quy mô cả nước, Cục An toàn thực phẩm cũng vừa có văn bản đề nghị tăng cường thanh tra, kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm, đặc biệt tại các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, cũng như các cơ sở sản xuất và kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình.
Để bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm yêu cầu các tỉnh, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Trong đó, việc chú trọng kiểm soát các loại thực phẩm có nguy cơ cao như nấm độc, cóc, cá nóc, nhộng ve sầu, sinh vật lạ, cây quả lạ và rượu chứa methanol là rất cần thiết.
Cục cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Những hành vi vi phạm sẽ được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo cộng đồng.
Các địa phương cần đẩy mạnh công tác truyền thông, phối hợp với các phương tiện truyền thông kỹ thuật số và báo đài để nâng cao nhận thức cộng đồng về an toàn thực phẩm. Đồng thời, cần triển khai các biện pháp giám sát, hướng dẫn đối với dịch vụ nấu ăn lưu động và các sự kiện đông người như liên hoan, tiệc cưới, đám giỗ.
Cục An toàn thực phẩm cũng kêu gọi sự tham gia của cộng đồng và doanh nghiệp trong công tác bảo vệ thực phẩm sạch và an toàn. Các mô hình sản xuất thực phẩm an toàn sẽ được biểu dương, trong khi hành vi sản xuất thực phẩm không an toàn sẽ bị phê phán mạnh mẽ.
Theo báo cáo của Cục An toàn thực phẩm, trong năm 2024, cả nước ghi nhận 135 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 4.936 người mắc và 24 người tử vong.
So với năm 2023, số vụ ngộ độc tăng thêm 10 vụ và số người mắc tăng 2.787 người, mặc dù số tử vong đã giảm 4 người. Đáng chú ý là đã xảy ra 31 vụ ngộ độc lớn, với trên 30 người mắc, chủ yếu tại bếp ăn tập thể và thức ăn đường phố, đặc biệt là những cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố bán với số lượng lớn nhưng chưa được kiểm tra và kiểm soát chặt chẽ.

-
Nguy cơ quá tải bệnh viện, giảm chất lượng điều trị do ô nhiễm không khí
-
Tin mới y tế ngày 25/4: Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm thay đổi và lo ngại từ chuyên gia
-
Cảnh báo bùng phát các bệnh vốn có thể phòng ngừa bằng vắc-xin
-
Tin mới y tế ngày 25/4: Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm thay đổi và lo ngại từ chuyên gia
-
Đề xuất bán thuốc kê đơn online - số hóa hoạt động bán thuốc kê đơn -
Tin mới y tế ngày 24/4: Cứu sống nhiều bệnh nhân tim cấp nhờ stent phủ thuốc thế hệ mới -
Cục An toàn thực phẩm chỉ đạo khẩn thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm sữa giả -
Người Việt chi khám chữa bệnh do thuốc lá nhiều gấp 5 lần thuế thu từ thuốc lá -
Tin mới y tế ngày 23/4: Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ cúm mùa -
Nhức nhối thuốc giả, sữa giả -
Bổ sung nguồn vốn ngân sách triển khai mua sắm thiết bị y tế cho Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)