-
Ông Lê Hồng Minh quay trở lại làm Chủ tịch VNG -
Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị? -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép
Doanh nhân Nguyễn Huy Tiến, Tổng giám đốc GamaLift |
Mỗi sản phẩm đều có “linh hồn”
Mới đây, GamaLift ra mắt một showroom thang máy quy mô lớn tại quận Tây Hồ (Hà Nội), trưng bày những thế hệ thang máy mới nhất của các nhà sản xuất có tiếng trên thế giới.
“Showroom này là sự ấp ủ trong nhiều năm qua của Ban lãnh đạo Gama Group, Công ty mẹ của GamaLift, xuất phát từ nhu cầu thực tế của khách hàng cần được trải nghiệm thực tế về sản phẩm, về các nhà cung cấp, được kỹ thuật viên tư vấn kỹ càng… trước khi quyết định lắp đặt”, ông Tiến chia sẻ.
Nhiều năm trước, thang máy chủ yếu được lắp đặt trong những dự án xây dựng lớn, nhà ở cao tầng, trung tâm thương mại… Nhưng gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu lắp đặt thang máy tăng cao, điển hình ở phân khúc thang máy gia đình, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu thang máy như GamaLift.
Mức độ tiềm năng của thị trường thang máy chính là lời giải thích cho con số 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động. Tuy nhiên, trong đó phần nhiều là những doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ, còn số lượng doanh nghiệp quy mô lớn, có sức ảnh hưởng trên thị trường chỉ khoảng 100 doanh nghiệp.
“Thị trường khá quy tụ, tập trung, chứ không phân mảnh”, Tổng giám đốc GamaLift hào hứng khi đề cập tiềm năng tăng trưởng của lĩnh vực kinh doanh thang máy.
14 năm trước, GamaLift chập chững xây viên gạch đầu tiên bằng việc đưa những chiếc thang máy chất lượng cao nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu về Việt Nam. Ông Tiến kể, mỗi chiếc thang máy nhập về đều được “đo ni đóng giày” cho từng khách hàng, thể hiện được phong cách của gia chủ, đảm bảo là một giải pháp toàn diện, tiện nghi. Trong 14 năm qua, GamaLift đã cung cấp trên 5.200 chiếc thang máy cho hàng ngàn công trình xây dựng, mỗi sản phẩm là một thiết kế đặc biệt, có “linh hồn”, chứ không mang tính đại trà.
“Tính bình quân, mỗi ngày có ít nhất 1 chiếc thang máy được GamaLift cung cấp tới công trình xây dựng. Con số này phần nào phản ánh niềm tin của khách hàng trong nước đối với GamaLift - đơn vị
đại diện phân phối của nhiều hãng thang máy uy tín từ châu Âu như Orona (Tây Ban Nha), IVG, Millepiani (Italia), hay Nippon Elevator (Nhật Bản)…”, ông Tiến tự hào.
Đồng hành với khách hàng trong dài hạn
Nắm bắt xu hướng thị trường, ông Tiến cùng đội ngũ GamaLift chớp được thời cơ để đẩy mạnh kinh doanh và khẳng định tên tuổi nhờ chiến lược chiếm trọn niềm tin của khách hàng. Từng bước một, doanh nghiệp đã đàm phán với các nhà sản xuất để đưa những chiếc thang máy chất lượng cao từ châu Âu về Việt Nam với giá cả hợp lý nhất.
Năm 2009 đánh dấu bước phát triển quan trọng của GamaLift khi chính thức trở thành đối tác độc quyền của Tập đoàn IGV - Spa (Italia) và Nippon Elevator (Nhật Bản).
Đây là hai tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp thang máy trên thế giới với chất lượng sản phẩm và dịch vụ đã được kiểm định, được tin dùng tại nhiều nước trên thế giới. Thông qua sự hợp tác này, lần đầu tiên GamaLift đưa thang máy gia đình dòng thủy lực phục vụ các ngôi nhà thấp tầng về Việt Nam.
“Nhận thấy thang máy thủy lực với đặc thù không cần đào sâu hố pit, không cần xây dựng phòng máy, hoạt động êm ái, nhẹ nhàng, tiết kiệm điện, rất phù hợp với đặc thù các ngôi nhà tại Việt Nam…, nên Ban lãnh đạo Gama Group và Chủ tịch Tập đoàn Nguyễn Hải Đức quyết tâm đàm phán với IGV để độc quyền đưa thương hiệu thang máy Domuslift về thị trường trong nước”, ông Tiến chia sẻ.
Ông kể, khi đó, nhiều khách hàng vẫn còn hồ nghi về dòng thang thủy lực nhập khẩu nguyên chiếc mà GamaLift phân phối. Đội ngũ GamaLift đã kiên trì từng bước chinh phục niềm tin của khách hàng bằng chính chất lượng sản phẩm và phong cách phục vụ, chăm sóc hậu mãi.
Thang máy là sản phẩm khá đặc thù, kinh doanh thang máy cũng không giống như nhiều ngành hàng khác, bán hàng xong là thu tiền về, hạch toán lời lãi, mà còn phải đồng hành với khách hàng trong dài hạn. Để làm được điều này, ông Tiến cùng Ban lãnh đạo GamaLift rất chú trọng xây dựng đội ngũ kỹ thuật đảm bảo cả về số lượng và chất lượng chuyên môn.
“Áp lực xây dựng đội ngũ nhân lực kỹ thuật rất lớn, ngành nào cũng vậy. Trước đây, khi công tác trong lĩnh vực vận tải, tôi hay nói với các đồng nghiệp rằng, khi ô tô còn chạy trên đường, thì người quản lý chưa thể ngồi yên. Khi về với GamaLift cũng vậy. Doanh nghiệp phải thực hiện đúng cam kết với người mua. Bất cứ lúc nào khách hàng phản hồi về sự cố kỹ thuật, nhân viên của GamaLift đều phải có mặt tận nơi trong thời gian nhanh nhất để xử lý, mang đến cho khách hàng sự hài lòng”, ông Tiến bày tỏ.
Luôn tận tâm, tận tụy và giữ đúng cam kết, nên không quá ngạc nhiên khi khách hàng đến với GamaLift ngày một đông. Năm vừa qua, dù dịch bệnh nhưng ngành xây dựng - bất động sản không bị ảnh hưởng quá lớn, đặc biệt là phân khúc xây dựng nhà ở tư nhân, nên GamaLift vẫn bán được hàng, đảm bảo doanh số.
Không những thế, ông Tiến còn thực hiện tái cơ cấu hoạt động, tuyển dụng thêm nhân sự kỹ thuật, tổ chức đào tạo để nâng cao chất lượng đội ngũ. Điều này sẽ giúp GamaLift tăng cường nội lực để chủ động nắm bắt thời cơ kinh doanh trong giai đoạn tới.
Từ góc nhìn của người làm nghề, ông Tiến tính toán, mỗi năm, thị trường Việt Nam có nhu cầu lắp đặt 8.000 - 10.000 chiếc thang máy/thang cuốn. Như vậy, dư địa đang rất rộng mở cho các doanh nghiệp. Còn theo dự báo của Hiệp hội Thang máy Việt Nam, con số này lớn hơn nhiều, lên tới 30.000 chiếc, trong đó 70% là thang máy gia đình.
“Ở châu Âu và nhiều nước phát triển, thị trường thang máy gần như đã bão hòa do họ đã đi trước ta nhiều năm. Còn với thị trường Việt Nam, các nhà sản xuất lớn đều đánh giá cao dư địa phát triển. Theo tính toán của chúng tôi, ngành thang máy tại Việt Nam còn cơ hội phát triển 2 con số trong 30 - 40 năm nữa mới đạt đến mức bão hòa như các nước phương Tây”, ông Tiến phân tích.
Trở về để gắn bó máu thịt hơn
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh và cùng với đội ngũ nỗ lực tạo dựng cho GamaLift một chỗ đứng vững chắc trên thị trường, hơn ai hết, ông Tiến hiểu rằng, thị trường luôn biến đổi và nhu cầu của khách hàng sẽ ngày càng cao hơn. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, đội ngũ GamaLift phải không ngừng học hỏi, cải tiến kỹ thuật, đưa những công nghệ mới nhất về Việt Nam.
Năm 2017, GamaLift cập nhật công nghệ kỹ thuật, trở thành đơn vị duy nhất tại Việt Nam áp dụng hệ thống Người dùng tự thoát hiểm (SRS) tân tiến, nâng cao an toàn cho người sử dụng. Năm 2018, doanh nghiệp thử nghiệm thành công hệ thống Cảnh báo và liên lạc khẩn cấp được thiết kế bởi các kỹ sư hàng đầu của Tập đoàn Nippon (Nhật Bản).
Thương vụ nổi bật nhất là năm 2019, GamaLift trở thành đối tác độc quyền của Công ty Orona (thuộc Tập đoàn Mondragon, Tây Ban Nha) cung cấp sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật tại Việt Nam cùng nhiều nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Myanmar…
“Trong rất nhiều ứng cử viên nặng ký tại Việt Nam, sau cùng, Orona đã chọn GamaLift. Nhà sản xuất này đã có nhiều năm tìm hiểu thị trường Việt Nam trước khi đi đến ký hợp đồng với GamaLift”, ông Tiến không giấu vẻ tự hào.
Dẫu vậy, ông cũng thẳng thắn thừa nhận, sự thay đổi quá nhanh về công nghệ cộng với đặc thù kinh doanh trong ngành thang máy tạo ra áp lực rất lớn đối với những người đảm nhận vị trí lãnh đạo doanh nghiệp, nhất là khi ông là “lính mới” tại GamaLift.
Ông Tiến mới về với “gia đình” GamaLift 3 năm nay. Không nhiều người biết rằng, ông đã dõi theo và có sự gắn bó nhất định với GamaLift từ những ngày đầu. Nhận nhiệm vụ Tổng giám đốc GamaLift, ông Tiến coi đó là một sự trở về, để gắn bó máu thịt hơn với nơi này.
Từng có 13 năm học ngành cơ khí và sinh sống tại Nga, sau đó, ông Tiến gắn bó với lĩnh vực vận tải, rồi mới trở về GamaLift. Ông bảo, ở môi trường này, những kiến thức được bổ sung mới luôn có chỗ để ứng dụng, nhờ đó, ông luôn có niềm hứng khởi và không ngừng học hỏi.
“Tôi tâm niệm, ở bất cứ lĩnh vực nào, hãy biết quên đi những thành công đã có, quên đi cả những thất bại, luôn đặt mình ở trạng thái bắt đầu, để đi xa hơn”.
-
Doanh nhân Mã Thanh Danh: Kinh doanh giống như chơi bóng đá -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản -
Chu Đức Minh, Nhà sáng lập nền tảng Communi: Đưa trí tuệ Việt vào thị trường phần mềm toàn cầu -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Benoît Chaigneau, Nhà sáng lập Chu Ben Fish Sauce: Nâng tầm nước mắm Việt Nam -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép
- Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao
- Hợp Trí ký kết hợp tác với Summit Agro International: Bước tiến mới trong sự phát triển nền nông nghiệp Việt
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024