-
Ông Lê Hồng Minh quay trở lại làm Chủ tịch VNG -
Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị? -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép
Migreen và Biocare ký kết Biên bản ghi nhớ về phát triển nông nghiệp bền vững trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. |
Khai thác “mỏ vàng” bị bỏ quên
Xu hướng xanh, sạch, thân thiện môi trường là trọng tâm trong chính sách phát triển năng lượng của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tháng 11/2021, tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cam kết, Việt Nam sẽ đưa mức phát thải khí nhà kính về “0” (Net Zero) vào năm 2050.
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nông nghiệp Việt Nam đóng góp khoảng 30% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn quốc. Chị Nguyễn Ngọc Huyền, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Mia Group cho rằng, nếu nỗ lực xử lý vấn đề của nông nghiệp, thì có thể giải quyết được một phần ba bài toán mà Thủ tướng đề ra trong COP 26.
“Từ trước đến nay, khi phát triển trong ngành nông nghiệp, xuất nhập khẩu nông sản, tôi đều quan tâm đến câu chuyện làm thế nào để sản phẩm có giá trị hơn, đi xa hơn và đưa thương hiệu vươn ra toàn cầu… Nhưng hiện nay, yêu cầu giảm phát thải, hướng đến Net Zero đến ngày một gần, mang tới nhiều cơ hội nhưng cũng không thiếu những thách thức”, Ngọc Huyền chia sẻ.
Do đó, sau khi xây dựng các vùng trồng trái cây nhằm kiểm soát chất lượng, sản lượng một cách hiệu quả nhất, chị Huyền nhận thấy, việc xử lý các phế phẩm, phụ phẩm trong nông nghiệp là một thách thức lớn, cần có cách giải quyết thông minh để hướng đến mô hình nông nghiệp bền vững, đồng thời tối ưu hóa hiệu quả của kinh tế tuần hoàn.
Cuối năm 2019, trong hệ sinh thái Mia Group, Chủ tịch Nguyễn Ngọc Huyền cho ra đời Công ty TNHH Migreen với sứ mệnh xây dựng giải pháp bảo vệ môi trường thiên nhiên, phát triển bền vững, thu hồi tín chỉ carbon, xử lý lượng chất thải từ nông nghiệp, tái sử dụng chúng một cách khoa học nhằm cải thiện tình trạng đất tại nhiều địa phương…
Trong đó, doanh nghiệp tập trung xây dựng nhiều dự án tái chế phế phẩm vỏ cà phê, vỏ sầu riêng, rơm rạ… thành biochar (than sinh học) trong nông nghiệp; xây dựng giải pháp tái tạo rừng, cải tạo đất, tăng mật độ lá, tăng lượng hấp thụ CO2… trong lâm nghiệp.
Tuyên Quang là điểm đến đầu tiên được Mia Group bắt tay thực hiện Dự án Cải tạo đất bằng biochar thông qua việc thu gom và chế biến phế phẩm của ngành lâm nghiệp. Đây là một trong những tỉnh có độ phủ rừng rất lớn, rác thải lâm nghiệp (như cành cây, lá cây...) vẫn đang được xử lý theo cách truyền thống là đốt hoặc tự phân hủy, thải khí CO2 ra môi trường.
“Migreen đầu tư xây dựng nhà máy với diện tích 5 ha cho dự án đầu tiên này. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ thu gom toàn bộ phế phẩm trong lâm nghiệp để tạo thành biochar. Sau khi sản xuất, chúng tôi sẽ tặng lại toàn bộ biochar cho bà con nông dân trong 2 năm đầu, đưa về lại những cánh rừng được thu gom phế phẩm để cải tạo nguồn đất”, chị Huyền kể.
Tham gia sâu nhiều dự án để khai thác thị trường than sinh học, hướng đến giảm phát thải carbon, Ngọc Huyền dần kiên định hơn trong hành trình phát triển nông nghiệp Việt Nam đi theo hướng bền vững, nhưng vẫn gia tăng lợi ích kinh tế cho đất nước.
“Tôi đã không ngừng thử nghiệm những dự án mới nhằm học hỏi và tổng hợp các trải nghiệm cho việc phát triển bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, tạo ra những chuỗi giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất chính. Hành trình này phức tạp hơn tôi nghĩ, bởi chưa có một công thức chung cho các doanh nghiệp, ngành nghề”, Ngọc Huyền chia sẻ.
Tự tin với nông sản sạch
Năm 2021 đánh dấu thời kỳ Mia Group ký kết nhiều thỏa thuận đầu tư nông nghiệp công nghệ cao với các đối tác châu Âu, Nhật Bản. Doanh nghiệp đã ký thỏa thuận với Công ty Kaira Clan (Phần Lan) để triển khai Dự án Chuyển giao công nghệ nông nghiệp thông minh và chuyển đổi số trong nông nghiệp…
Đến tháng 3/2022, tại xã Chiềng Sung (huyện Mai Sơn), UBND tỉnh Sơn La và Mia Group tổ chức lễ gieo hạt đậu đỏ vụ xuân hè. Lễ gieo hạt này là hoạt động nằm trong dự án gieo trồng hạt đậu đỏ được Mia Group và Công ty Endo Seian (Nhật Bản) ký kết hợp tác triển khai trong vòng 5 năm, với tổng giá trị giao dịch gần 800 tỷ đồng. Đây là vùng trồng đậu đỏ đầu tiên được trồng theo quy trình hữu cơ của Nhật Bản, đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng khắt khe để xuất khẩu sang Nhật Bản.
Ngoài trồng thử nghiệm 10 ha đậu đỏ tại xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Mia Group còn liên kết với nông dân ở Hà Giang trồng 500 ha đậu đỏ, hợp tác với nông dân các tỉnh miền Trung nghiên cứu phát triển vùng trồng đậu đỏ, với dự kiến tổng diện tích lên đến 100.000 ha, năng suất khoảng 20.000 - 30.000 tấn/năm.
Sau 2 năm triển khai, Mia Group đang nghiên cứu các loại giống tốt, sàng lọc sao cho phù hợp với môi trường, khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng, hướng đến việc canh tác hữu cơ, năng suất cao và đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt trong việc xuất khẩu đi các thị trường “khó tính” như Nhật Bản, Hàn Quốc hay EU.
Chủ tịch Nguyễn Ngọc Huyền chia sẻ: “Các đối tác Nhật Bản rất quan trọng quá trình trồng khảo nghiệm để cho ra nông sản với giá trị tốt nhất. Do đó, chúng tôi không vội vàng mở rộng ồ ạt. Đến nay, doanh nghiệp đang trồng khảo nghiệm ở vụ thứ 3 và giải quyết nhiều câu chuyện liên quan đến côn trùng, độ ẩm, sản lượng, gen giống…, để cho ra năng suất tốt và đảm bảo kế hoạch phát triển sau 5 năm nghiên cứu”.
Tuy “tham vọng” này sẽ tốn rất nhiều thời gian, tài chính và công sức, nhưng chị Ngọc Huyền tin rằng: “Nếu kiên trì và có lòng tin, thì chắc chắn sẽ đến lúc ‘hái quả ngọt’. Có thể lúc đó sẽ đến đời con đời cháu tôi, tôi không quá quan tâm vào thời gian, điều tôi quan tâm là mình phải làm đúng, đi đúng những bước đi đầu tiên”.
Vươn xa bằng công nghệ số
“Bản đồ trái cây Việt Nam”, một dự án gắn liền với doanh nhân Nguyễn Ngọc Huyền và Mia Group trong thời gian qua, gây ấn tượng không nhỏ với các bộ, ban, ngành trong nước và nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ trên thế giới. Tháng 9/2021, “Bản đồ trái cây Việt Nam” đã bước vào hội chợ trái cây lớn nhất châu Âu được tổ chức tại Italia.
Đầu tháng 11/2021, Mia Group lại có mặt trong nhóm doanh nghiệp - doanh nhân tháp tùng Thủ tướng Chính phủ tham dự COP26, thăm và làm việc tại Vương quốc Anh, thăm chính thức Cộng hòa Pháp. Cuối tháng 11/2021, “Bản đồ trái cây Việt Nam” cùng Thủ tướng Chính phủ thăm chính thức Nhật Bản...
“Bản đồ trái cây Việt Nam” được doanh nhân Ngọc Huyền xác định là nơi cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin về sản lượng, mùa vụ, đặc điểm, cũng như các tiêu chuẩn, giúp các doanh nghiệp quốc tế đang có nhu cầu kinh doanh trái cây Việt Nam dễ dàng hiểu và đẩy nhanh hoạt động xúc tiến thương mại.
Theo Chủ tịch Mia Group, đội ngũ Mia đang bắt đầu một “cuộc chơi lớn” với lộ trình đầu tư công nghệ, đầu tư vùng trồng để xây dựng thương hiệu trên “bản đồ trái cây”. Sau hoạt động quảng bá, sẽ từng bước đưa trái cây Việt Nam chiếm lĩnh thị phần ở phân khúc cao cấp, hướng tới xuất khẩu, định vị lại thương hiệu hàng Việt Nam trên thị trường thế giới.
“Từ khi giới thiệu rộng rãi ‘bản đồ trái cây’, đã có rất nhiều người hỏi mong muốn của tôi là gì và tôi luôn luôn trả lời rằng, tôi có giấc mơ tìm được quốc trái cho Việt Nam. Chúng ta đã có quốc phục là áo dài, còn quốc trái của Việt Nam sẽ là gì? Nếu được đóng góp ý kiến, miền Bắc tôi đề cử trái vải, miền Trung tôi đề cử trái thanh long, còn miền Nam tôi sẽ giới thiệu trái vú sữa”, chị Ngọc Huyền chia sẻ.
Hiện tại, chưa có nước nào trồng được trái vú sữa ngon như ở Việt Nam. Người Việt lại theo tín ngưỡng thờ mẫu, tôn vinh bầu sữa mẹ... Sắp tới, mong muốn của Mia Group là mang công nghệ bảo quản và chế biến sâu về cho trái vú sữa Việt Nam, để loại trái cây này có thể đi xa được tới những thị trường khó tính.
Cùng với đó, mận hậu Ruby Sơn La là loại nông sản được Mia Group tuyển chọn từ những vườn mận được chăm sóc kỹ lưỡng nhất, cho trái ngọt nhất, kích thước đồng đều nhất theo cách người Nhật chăm sóc chùm nho Mẫu đơn. Trong khi đó, những người dân trồng cam bóc Phủ Quỳ tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đã hình thành tập quán canh tác theo nhu cầu của khách hàng, nâng giá thành sản phẩm...
Có thể thấy, việc kết hợp các dự án phát triển vùng trồng, phát triển bền vững trong nông nghiệp để cập nhật các loại trái cây đạt chuẩn, vườn kiểu mẫu, canh tác bền vững… trên “bản đồ trái cây” của doanh nhân Nguyễn Ngọc Huyền là một trong những giải pháp hữu hiệu đưa nông sản Việt vươn xa thông qua công nghệ số, chuyển đổi số.
-
Doanh nhân Mã Thanh Danh: Kinh doanh giống như chơi bóng đá -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản -
Chu Đức Minh, Nhà sáng lập nền tảng Communi: Đưa trí tuệ Việt vào thị trường phần mềm toàn cầu -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Benoît Chaigneau, Nhà sáng lập Chu Ben Fish Sauce: Nâng tầm nước mắm Việt Nam -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép
- Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao
- Hợp Trí ký kết hợp tác với Summit Agro International: Bước tiến mới trong sự phát triển nền nông nghiệp Việt
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024