-
Ông Lê Hồng Minh quay trở lại làm Chủ tịch VNG -
Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị? -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép
Bài 2: Sự sáng tạo không có điểm dừng
Thành công trong ngành cung ứng hơi bão hòa, nhưng ông lại muốn làm dịch vụ vận hành trọn gói các loại xe vận tải tại Mỹ. Đây là lĩnh vực mà Tín Thành chưa có nhiều lợi thế. Vì sao ông lại chọn hướng đi đó?
Chúng ta hay nói “xuất khẩu tại chỗ để mang đô-la về”, nhưng lấy hoài đô-la của người ta đâu được! Lúc này, tôi mới suy nghĩ, làm sao để khai thác được thứ mà nước họ cần, còn chúng ta thì đang có, thậm chí đang có xuất sắc và khai thác hạ tầng có sẵn để làm công cụ, giá trị gia tăng, như Uber, Grab, Amazon, Alibaba đã làm…
Trong thời điểm hợp tác cấp hơi cho Công ty Cao su Đà Nẵng (DRC) và sau đó tham gia Hội đồng Quản trị, tôi là người khởi xướng mang lốp xe của DRC qua Mỹ vào năm 2014. Từ chỗ chỉ xuất khẩu 2 container mỗi tháng trong giai đoạn đầu, đến bây giờ, trung bình mỗi tháng, chúng tôi xuất khẩu hơn 100 container và khả năng sẽ tăng lên 200 container vào năm 2024.
Ông Trần Đình Quyền, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tín Thành Group (bên phải) tiếp đón ngài Marc E. Knapper, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, đến thăm và đàm thoại với doanh nghiệp. |
Tôi nghĩ rằng, nước Mỹ đang cần lốp xe và sau lốp xe thì còn cần thêm nhiều thứ, chẳng hạn bình điện, dây curoa, vòng bi bạc đạn, ốc vít, nhíp xe, khung xe, dây điện, mỡ bò, nhớt máy, dầu… Hiện nay, nước Mỹ đang thiếu tài xế, thợ sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, số lượng nhân sự thiếu hụt lên đến 200.000 người. Vậy tại sao mình không làm về lĩnh vực nước Mỹ đang thiếu, đang cần?
Chiến lược của Tín Thành là kinh doanh dịch vụ trọn gói, sẽ là công ty tiên phong trên nền tảng của 20 bằng phát minh mà Tín Thành đã thành công và xây dựng để trở thành chuỗi dịch vụ tuần hoàn, gồm công nghệ - công nghiệp - sản xuất - thương mại - tái chế. Các sản phẩm cuối cùng chuyển thành năng lương điện, như 1 kg lốp xe phế thải làm ra 3 kWh điện, 1 kg nhớt phế thải làm ra 6 kWh điện...
Tín Thành đang thử nghiệm các dịch vụ tại Việt Nam và đến quý III/2023 bắt đầu thực hiện thử nghiệm, thực nghiệm tại Mỹ. Dự kiến trong quý IV/2023, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ cho một đối tác có 1.000 xe vận tải container và đối tác có 13.000 xe container. Có khả năng, chúng tôi sẽ ký kết thêm với một nghiệp đoàn có 250.000 xe chuyên vận chuyển cho Walmart trong quý IV/2023.
Qua những gì ông vừa chia sẻ, có thể thấy, thị trường dịch vụ logistics ở Mỹ đang rất tiềm năng?
Chúng tôi nhận thấy, nhu cầu trên thế giới và nước Mỹ đối với dịch vụ logistics cho các loại xe tải là rất lớn, đặc biệt là tại Bắc Mỹ - thị trường lớn nhất của các loại xe, khi chiếm tới 26% nhu cầu toàn cầu vào năm 2021.
Riêng ở Mỹ, tính đến tháng 9/2022, có hơn 290 triệu phương tiện giao thông. Con số này bao gồm tất cả các phương tiện đã đăng ký (xe ô tô, SUV, xe tải, các phương tiện hạng trung và hạng nặng khác).
Ông có thể chia sẻ thêm về hướng phát triển của Tín Thành thời gian tới tại Mỹ?
Chúng tôi có nhiều lợi thế từ nhà máy sản xuất đến các phát minh liên quan, như sản xuất Oxy và Nitơ hợp tác với tập đoàn sản xuất khí tự nhiên lớn nhất thế giới. Ngoài dự án lốp xe, Tín Thành Group còn có dự án sản xuất Hydro xanh công suất 150.000 tấn/năm từ nguyên liệu biomass sẵn có tại địa phương. Các bằng phát minh đưa vào ứng dụng cho các sản phẩm liên quan với mục tiêu giảm giá thành từ 5% đến 25% cho từng loại sản phẩm phục vụ logistics.
Ứng dụng “Ecore” và con chip thông minh hơn 10 tính năng sẽ mang lại tiện ích độc đáo cho dịch vụ vận hành trọn gói các loại xe tải. Đây là một giải pháp hoàn hảo cho chủ xe và người sử dụng xe. Trong đó, app “Ecore” có tính năng nổi trội như các phần mềm của các hãng máy bay đang sử dụng. Con chip có tính năng thông báo nguồn gốc xuất xứ, áp suất, nhiệt độ, vận tốc, địa điểm, xe vận hành có tải hay không có tải, sau khi lốp xe hết thời hạn sử dụng thì sẽ được tái chế thế nào... Chủ xe có thể biết được những thông tin này ở bất kỳ nơi đâu, nếu ở đó có sóng điện thoại.
Hơn nữa, khi xe đến trạm dừng chân, chúng tôi có đội xe kỹ thuật lưu động để phục vụ như dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng của các hãng máy bay. Lái xe được chăm sóc sức khỏe tại trạm dừng chân và cho phép tiếp tục hành trình hay không tùy vào tình trạng sức khỏe của tài xế. Dịch vụ phục vụ trên buồng lái của xe tải có nhiều tiện ích, mang đến sự thoải mái cho tài xế trong quá trình vận hành.
Ngoài ra, chúng tôi sẽ bơm khí Nitơ lỏng vào mỗi lốp xe tại 2.000 trạm của Tín Thành tại Mỹ. Lốp xe được bơm Nitơ tinh khiết thay không khí để gia tăng 9 tính năng có lợi cho quá trình vận hành và sử dụng.
Các loại nhớt mà Tín Thành sẽ sử dụng được sản xuất tại Nhà máy Đắp lốp, tái chế lốp xe, bổ sung phụ gia siêu nano Graphene độc quyền của Tín Thành. Khi sử dụng loại phụ gia này, tuổi thọ của nhớt và động cơ sẽ được tăng lên rất nhiều, giúp tiết kiệm nhiên liệu đáng kể. Công nghệ này đã được cấp bằng sáng chế tại Mỹ.
Với người sử dụng dịch vụ, Tín Thành sẽ mang lại cho họ những lợi ích gì? Đâu là điểm khác biệt của Tín Thành so với những đối thủ trên thị trường, thưa ông?
Mục tiêu lớn nhất mà Tín Thành đặt ra là phải giảm chi phí trọn gói cho các chủ xe từ 5% đến 10%, phải giảm phát khí thải không nhỏ hơn 50 tấn CO2 mỗi năm cho 1 xe container. Ví dụ, 1 xe container tại Mỹ tốn tổng chi phí không nhỏ hơn 3,1 USD/mile và chạy không dưới 100.000 mile/năm. Chúng tôi sẽ giảm mức chi phí này xuống dưới 2,8 USD/mile và cũng chạy không dưới 100.000 mile/năm.
Ngoài ra, chủ xe còn được hưởng 30% nguồn thu từ Cơ chế Phát triển sạch (CDM) khi góp phần giảm phát thải CO2 (bình quân 100.000 mile giảm phát khí thải không nhỏ hơn 50 tấn CO2/xe/năm khi sử dụng dịch vụ của Tín Thành).
Đặc biệt, khi tham gia dịch vụ trọn gói, người quản lý và lái xe sẽ được hưởng nhiều quyền lợi chỉ có ở Tín Thành. Chẳng hạn, ngoài được hưởng lương và phúc lợi xã hội, họ được phục vụ chu đáo các sinh hoạt khác trong suốt quá trình vận hành; được chăm sóc sức khỏe tại các trạm dừng chân của Tín Thành; được quản lý và kết nối với các trạm kỹ thuật, trạm dừng chân, mà chủ xe giám sát được trong suốt quá trình vận hành.
Những người làm việc cho Tín Thành còn được ưu đãi nghỉ dưỡng định kỳ theo năng suất làm việc; được chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mình và cả gia đình khi năng suất làm việc đạt chuẩn của Tín Thành.
Với mạng lưới lên đến 2.000 trạm và liên kết với các đối tác chiến lược khác của Tín Thành, khách hàng dễ dàng sử dụng dịch vụ của Tín Thành ở bất cứ đâu trên nước Mỹ. Thêm nữa, ứng dụng mạng xã hội do Tín Thành phát triển sẽ giúp kết nối và tạo nên cộng đồng bao gồm tất cả người dùng, khách hàng sử dụng dịch vụ của Tín Thành.
Với những yếu tố này, chúng tôi đặt mục tiêu đến năm 2028 sẽ đạt đến 1 triệu xe container sử dụng dịch vụ của Tín Thành mỗi năm và xa hơn là chiếm lĩnh từ 10% đến 20% thị phần dịch vụ vận hành trọn gói các loại xe vận tải tại nước Mỹ.
Được biết, mới đây, vào ngày 13/4/2023, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc E. Knapper cùng đoàn Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM đã đến thăm Công ty King Coffee và Tín Thành Group, đồng thời ngỏ ý muốn cùng đồng hành, hỗ trợ dự án này. Ông có thể chia sẻ thêm về cuộc gặp gỡ đó?
Ngày 14/3/2023, chúng tôi động thổ Nhà máy Đắp lốp, tái chế lốp xe và sản xuất dầu nhớt tại tiểu bang Nam Carolina (Mỹ). Buổi lễ có sự hiện diện của ngài Thống đốc tiểu bang Nam Carolina, các bộ trưởng, các nghị sĩ của Mỹ... Bên cạnh đó, ngài Đại sứ Việt Nam tại Mỹ và Tham tán thương mại Việt Nam tại Mỹ cũng đến dự và đồng hành với chúng tôi.
Tiếp đến, ngày 13/4/2023 vừa qua, ngài Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cùng đoàn Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM đến thăm và có ý muốn đồng hành, hỗ trợ dự án của Tín Thành Group và King Coffee. Sau khi nghe tôi trình bày khá chi tiết, thì ngài Đại sứ hoan nghênh và đánh giá rằng, đây là dự án rất quan trọng của hai quốc gia.
Sau cuộc gặp này, tôi cũng đã trình bày với ngài Đại sứ Việt Nam tại Mỹ. Ngài Đại sứ Việt Nam tại Mỹ rất ủng hộ, đồng thời nhấn mạnh sẽ hỗ trợ để xây dựng dự án mang tầm quan trọng của hai quốc gia nhằm cân bằng cán cân thương mại đang bị thâm hụt như hiện nay. Chúng tôi đang lập dự án và khả năng sẽ trình các bên liên quan vào quý II/2023.
Cùng quan điểm với hai ngài Đại sứ, tôi khẳng định rằng, đây sẽ là dự án trọng điểm của hai quốc gia và sẽ mang lại lợi ích to lớn cho cả hai nước Việt Nam và Mỹ.
(Còn tiếp)
-
Doanh nhân Mã Thanh Danh: Kinh doanh giống như chơi bóng đá -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản -
Chu Đức Minh, Nhà sáng lập nền tảng Communi: Đưa trí tuệ Việt vào thị trường phần mềm toàn cầu -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Benoît Chaigneau, Nhà sáng lập Chu Ben Fish Sauce: Nâng tầm nước mắm Việt Nam -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử