
-
Bia Budweiser tăng gấp đôi công suất sau một thập kỷ tại Việt Nam
-
Grab tiếp tục giữ ngôi vương trên thị trường gọi xe và giao đồ ăn
-
Điện lực huyện được thay bằng Đội quản lý điện
-
Mở rộng hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp Thái Bình và Hưng Yên tại KCN Liên Hà Thái
-
Avery Dennison bắt tay Shenzhou Group đầu tư nhà máy may mặc 4,7 triệu USD -
Giảm thuế giá trị gia tăng tác động ngay tới sản xuất, kinh doanh
![]() |
Doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2019 tăng trưởng 12,7% so với 2018, đạt gần 162 tỷ USD. |
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2019 doanh thu bán lẻ hàng hóa cả nước đạt gần 162 tỷ USD, tương đương 3.751 tỷ đồng, chiếm 75,9% tổng mức và tăng 12,7% so với năm 2018.
Như vậy, doanh thu bán lẻ hàng hóa cả nước đã tăng thêm gần 18,9 tỷ USD so với mức 143 tỷ USD của năm 2018. Trong đó, ngành hàng vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 14,4%; lương thực, thực phẩm tăng 13,2%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 11,3%; may mặc tăng 10,9%; phương tiện đi lại tăng 7,8%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 586,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,9% tổng mức và tăng 9,8%. Doanh thu du lịch lữ hành đạt 46.000 tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 12,1%. Doanh thu dịch vụ khác năm 2019 đạt 556,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,3% tổng mức và tăng 8,5% so với năm 2018.
Với mức tăng trưởng gần 13% trong năm qua, thị trường bán lẻ hàng hóa Việt Nam đã liên tục duy trì mức tăng trưởng 2 chữ số.
Cụ thể kết thúc năm 2018, doanh thu bán lẻ hàng hóa Việt Nam ước tính đạt 3.306 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 143 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm trước. Năm 2017 đạt gần 130 tỷ USD, tăng 10,9%. Năm 2016 doanh thu bán lẻ đạt khoảng 118 tỷ USD, tăng 10,2% so với 110 tỷ USD của 2015.
Thời gian qua, thị trường bán lẻ trong nước đã chứng kiến một số nhà bán lẻ ngoại đuối sức trên đường đua sau nhiều năm lỗ liên tiếp. Điển hình là Parkson, Auchan đã lặng lẽ rời Việt Nam sau khi thừa nhận chưa tìm thấy một mô hình kinh doanh phù hợp.
Thực tế, kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài không hề dễ dàng và không được như kỳ vọng ban đầu của họ.
Metro Cash & Carry (Đức) sau một thời gian kinh doanh tại Việt Nam đã bán lại cả chuỗi 19 siêu thị cho TC Land (Thái Lan) vào năm 2015 và từ đó đến nay, TC Land vẫn trong quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình hình doanh mà chưa mở mới được siêu thị nào.
Còn Casino (Pháp) đã bán lại chuỗi 66 siêu thị Big C cho BJC (Thái Lan) và hiện BJC vẫn đang trong quá trình ổn định tổ chức, mới mở thêm duy nhất một siêu thị tại Hà Nội.
Với dân số gần 97 người, kinh tế tăng trưởng ổn định, thu hút lượng lớn vốn FDI, thị trường bán lẻ Việt Nam còn nhiều dư địa tăng trưởng. Dự báo, năm 2020 là, doanh thu bán lẻ hàng hóa có thể đạt mốc 180 tỷ USD, và nếu duy trì ở tốc độ tăng trưởng cao này thì chỉ một thời gian ngắn nữa, thị trường bán lẻ Việt Nam có thể cán được mốc 200 tỷ USD.
-
Tập đoàn GELEX và Đại học Bách khoa Hà Nội hợp tác toàn diện để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao -
Xuất khẩu gạo thu về 1,78 tỷ USD sau 4 tháng đầu năm 2025 -
Giảm thuế xuất khẩu clanhke xi măng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững -
Vietnam Airlines kích hoạt siêu dự án đầu tư 50 tàu bay thân hẹp -
Mở rộng hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp Thái Bình và Hưng Yên tại KCN Liên Hà Thái -
Avery Dennison bắt tay Shenzhou Group đầu tư nhà máy may mặc 4,7 triệu USD -
Giảm thuế giá trị gia tăng tác động ngay tới sản xuất, kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao