-
Điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam khiến EVN thiệt hại 717 tỷ đồng -
Đề nghị xử lý tin đồn lãnh đạo chi nhánh PGBank Phú Thụy vỡ nợ, bị bắt -
Đề xuất của Công ty 6666 tại mỏ vàng Bồng Miêu là “không thể chấp nhận được” -
Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến và 12 đồng phạm -
Khai thác cát trắng trái phép tại Dự án Nhà máy sản xuất Raico Việt Nam -
Quảng Nam yêu cầu làm rõ các vấn đề pháp lý Dự án Khu đô thị số 11
Phối cảnh cầu Đại Ngãi vượt sông Tiền trên Quốc lộ 60. |
Chưa có cam kết chính thức tài trợ vốn ODA
Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) vừa có Tờ trình số 3636/TTr-BGTVT gửi Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi trên Quốc lộ 60 thuộc địa phận tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng (gọi tắt là Dự án cầu Đại Ngãi).
Điểm nhấn lớn nhất lại tờ trình này là việc Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận không tiếp tục đề xuất sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản để xây dựng cầu Đại Ngãi và giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho phía Nhật Bản, đồng thời chính thức đưa Dự án vào Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội.
Đây là một trong những lần hiếm hoi xuất hiện một dự án trong lĩnh vực hạ tầng giao thông chuyển từ sử dụng vốn ODA sang sử dụng nguồn vốn trong nước.
Cũng tại tờ trình này, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng xem xét, phê duyệt điều chỉnh Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Dự án cầu Đại Ngãi để Bộ GTVT có cơ sở triển khai thực hiện công trình theo đúng quy định của Luật Đầu tư công.
Cầu Đại Ngãi là công trình hạ tầng giao thông quan trọng có quy mô lớn, cấp bách, nên Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ cho phép Dự án được áp dụng cơ chế đặc thù theo khoản 1, Điều 5, Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện theo các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về triển khai các dự án thuộc Chương trình.
Dự án Cầu Đại Ngãi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 10/2019, vốn đầu tư giai đoạn I là 8.040,669 tỷ đồng (tương đương 39,405 tỷ yên), gồm vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản 7.054,64 tỷ đồng (34,573 tỷ yên); vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 986,035 tỷ đồng (4,832 tỷ yên). Thời gian chuẩn bị Dự án từ năm 2018 đến năm 2021; thời gian thực hiện Dự án là 5 năm kể từ khi hiệp định vay có hiệu lực.
Ông Nguyễn Duy Lâm, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, từ năm 2017, Bộ GTVT đề xuất Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cung cấp tài trợ nghiên cứu lập Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án cầu Đại Ngãi. Nhưng tới nay, JICA chưa cam kết tài trợ chính thức nguồn vốn đầu tư Dự án, trong khi hình thức vốn vay theo Điều khoản đặc biệt dành cho đối tác kinh tế linh động vẫn còn nhiều nội dung cần thảo luận.
“Với tiến độ triển khai bằng nguồn vốn ODA như trên, ngay cả khi công tác đấu thầu, tổ chức thi công thuận lợi, thì cũng phải đến cuối năm 2028, Dự án mới có thể hoàn thành”, ông Lâm nói.
Sức ép tiến độ
Do tình hình xúc tiến đầu tư vốn ODA chậm, nên thời gian vừa qua, cử tri, UBND và Tỉnh ủy tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng liên tục có văn bản gửi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đề nghị quan tâm sớm đầu tư Dự án cầu Đại Ngãi.
Đây là dự án rất quan trọng đối với hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giúp rút ngắn thời gian đi lại, giảm chi phí vận tải lưu thông hàng hóa, mở rộng giao thương và phân luồng, giảm tải cho Quốc lộ 1, rút ngắn khoảng cách 80 km so với sử dụng tuyến Quốc lộ 1 khi di chuyển từ Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu về TP.HCM, giảm thời gian di chuyển qua 2 phà vượt sông Hậu.
Ông Nguyễn Thanh Vân, Giám đốc Ban Quản lý dự án 85 (đơn vị được Bộ GTVT đề xuất là chủ đầu tư Dự án cầu Đại Ngãi) cho biết, tổng mức đầu tư Dự án theo phương án sử dụng vốn trong nước tương đương với phương án sử dụng vốn ODA do phát sinh thêm chi phí giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, phương án sử dụng vốn trong nước hứa hẹn rút ngắn đáng kể thời gian chuẩn bị đầu tư cho Dự án.
Bên cạnh đó, việc được áp dụng cơ chế đặc thù chỉ định thầu tư vấn lập Báo cáo Nghiên cứu khả thi dự kiến rút ngắn thêm khoảng 3,5 tháng so với phải đấu thầu lựa chọn tư vấn quốc tế; rút ngắn khoảng 2 tháng do không phải chờ đợi JICA, Chính phủ Nhật Bản thẩm định tài trợ vốn.
Theo tính toán của Bộ GTVT, trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, việc chuyển sang sử dụng nguồn vốn trong nước và áp dụng cơ chế đặc thù có thể đẩy nhanh tiến độ Dự án khoảng 11,5 tháng.
Đối với giai đoạn thực hiện Dự án, khi chuyển từ đấu thầu quốc tế sang chỉ định thầu, thời gian lựa chọn nhà thầu tư vấn lập thiết kế kỹ thuật và dự toán theo phương án sử dụng vốn trong nước dự kiến rút ngắn khoảng 5,5 tháng; thời gian lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng dự kiến rút ngắn được khoảng 5 tháng.
“Nếu triển khai quyết liệt, sử dụng vốn trong nước, Dự án cầu Đại Ngãi hoàn toàn có thể hoàn thành vào năm 2026, tạo cú hích lớn về hạ tầng cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”, Giám đốc Ban Quản lý dự án 85 đánh giá.
-
Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến và 12 đồng phạm -
EVN thiệt hại gần 210 tỷ đồng tại Điện mặt trời Lộc Ninh 3 -
Khai thác cát trắng trái phép tại Dự án Nhà máy sản xuất Raico Việt Nam -
Quảng Nam yêu cầu làm rõ các vấn đề pháp lý Dự án Khu đô thị số 11 -
“Trùm” mua bán trái phép hóa đơn gần 200 tỷ đồng lĩnh án -
Giả mạo email của Ngân hàng Nhà nước gửi link cập nhật sinh trắc học để lừa đảo -
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị cáo buộc gây thất thoát 937 tỷ đồng
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3