Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 26 tháng 11 năm 2024,
Du hành ngày Tết: Đến Huế để trải nghiệm tinh hoa ẩm thực của dân tộc
Xuân Mai (Vietnam+) - 10/02/2016 07:56
 
Huế ủ ê buồn với những cơn mưa dầm dề, dai dẳng luôn là nỗi ám ảnh khó quên với những du khách lỡ đến cố đô vào những ngày mùa mưa như thế này. Chẳng còn nữa bầu trời thẫm xanh đổ nắng vàng như rót mật xuống những thành quách rêu phong, xuống những kiệt tác kiến trúc lăng tẩm cổ kính…

Dịp Tết nguyên đán, cũng đúng vào mùa mưa Huế, nếu không phù hợp để thăm thú các di sản, di tích lịch sử, các làng nghề truyền thống… đặc trưng, bạn có thể làm một vòng khám phá ẩm thực. Bởi cố đô xưa vốn là nơi hội tụ tinh hoa ẩm thực của dân tộc.

1. Bún bò Huế:

Huế là nơi sản sinh ra món ăn đặc sắc này nên có rất nhiều quán ăn ngon, được ưa chuộng nhất có thể kể đến những địa chỉ như: quán cô Quéo và quán cô Bê trên đường Bạch Đằng bán buổi sáng; quán ông Vọng trên đường Nguyễn Du bán buổi chiều; quán bà Mỹ trên đường Nguyễn Công Trứ; quán bà Hạnh cuối đường Nguyễn Thái Học; quán cuối ngõ 29 Hùng Vương chỉ bán từ 7-9 giờ sáng…

Theo những người dân bản địa, sẽ cần tới 5 ngày nếu bạn muốn thưởng thức hết các quán bún bò Huế ngon ở cố đô. Giá dao động từ 15.000-30.000 đồng/tô.

Quán bún bò ở cuối ngõ 29 Hùng Vương chỉ bán từ 7-9 giờ sáng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

2. Bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc:

Quán Tranh trên đường Chi Lăng; quán Me Mẹ trên đường Võ Thị Sáu; quán bà Đỏ trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Bánh bèo Huế. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

3. Cơm hến, chè bắp:

Nếu muốn ăn cơm hến và chè bắp ngon thì Cồn Hến ở thôn Vĩ Dạ là địa chỉ không nên bỏ qua với những món ăn đặc sản có giá không quá 10.000 đồng/suất. Gợi ý cho bạn là quán Hoa Đông với hơn 30 năm tuổi đời, luôn nườm nượp khách vào ra.

(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

4. Bún hến:

Quán bún hến O Nhỏ trên đường Trương Định (từ 8.000-10.000 đồng/tô).

5. Bánh mỳ:

Bánh mỳ Như Loan cuối đường Lý Thường Kiệt (ngay chân cầu Trường Tiền), bán từ khoảng 19 giờ đến 21 giờ.

6. Cơm chay:

Quán Thiền Tâm trên đường Lê Ngô Cát, gần đồi Vọng Cảnh, trang trí đẹp, quán rộng, giá hơi đắt so với mặt bằng chung ở Huế nhưng chất lượng ổn.

Món chay quán Thiền Tâm. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

7. Các quán cháo bò:

Tập trung ở đường Hai Bà Trưng, Nguyễn Công Trứ, hay đoạn từ Nguyễn Văn Cừ đến Nguyễn Huệ.

Cháo bò Nguyễn Công Trứ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

8. Quán càphê, quán trà:

Các quá càphê phong cách xưa cũ có thể kể đến như Vĩ Dạ xưa, trà Đình Vũ Nhi (trang trí đẹp, quán to rộng, xây dựng bằng nhà rường và trang trí vườn theo kiểu đặc trưng Huế).

Quán càphê phong cách mới: Quán càphê Hè đường Lê Ngô Cát, bài trí theo chủ đề chiến tranh, không gian nghệ thuật; Quán càphê Đất ở kiệt 64 Nguyễn Công Trứ có nhạc sống bài trí theo chủ đề vintage; Quán càphê The One trên đường Hùng Vương bài trí phong cách hiện đại, tầng hai có những ghế ngồi hình chiếc ly rất độc đáo và được các bạn trẻ ưa chuộng.

Quán trà đạo: trà Thất nằm trên đường Kim Long gần chùa Thiên Mụ, không gian zen (phong cách tối giản), yên tĩnh.

Quán càphê với những chiếc ghế hình ly độc đáo rất được giới trẻ Huế ưa chuộng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

9. Quán bar:

Browneyes bar ở 56 Chu Văn An là bar duy nhất ở Huế mở cửa đến sáng, địa chỉ ưa chuộng của cả khách Tây và khách Việt, trang trí phong cách free style./.

Du hành ngày Tết: Về Bình Định nhớ nếm rượu Bàu Đá
Bàu Đá thuộc thôn Cù Lâm, xã An Nhơn, huyện Nhơn Lộc (Bình Định), từ lâu nổi tiếng với thứ rượu ngon được mệnh danh là “Thiên hạ đệ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư