
-
Tỷ phú Trần Đình Long sản xuất thêm ván sàn cao cấp, mở rộng dải sản phẩm
-
Thu thập thông tin doanh nghiệp qua hình thức điện tử để phục vụ đánh giá tuân thủ
-
Thắt chặt quan hệ Việt Nam - Thái Lan qua hợp tác đầu tư giữa tỉnh Phú Thọ và Amata VN
-
Doanh nghiệp tính giải pháp giảm tối đa chi phí đầu vào
-
Thuế quan Mỹ: Cú huých cho doanh nghiệp Việt tái cơ cấu thị trường -
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
![]() |
Hiện, ngành du lịch trực tuyến tại Việt Nam đang do Agoda, Booking.com, Traveloka… là những doanh nghiệp nước ngoài, nuốt trọn miếng bánh trị giá hàng ngàn tỷ đồng |
Ngoại át nội
Ngày 2/6/2017, start-up chuyên về du lịch trực tuyến Tugo.com.vn mở văn phòng giao dịch tại số 16 - Hàng Bông (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) sau 3 năm khởi nghiệp.
Tugo.com.vn gia nhập thị trường du lịch trực tuyến từ tháng 6/2015. Năm 2016, Tugo.com.vn đã cán mốc 60.000 lượt khách du lịch và năm 2017, start-up này phấn đấu đạt con số 100.000 khách hàng.
“Tỷ lệ thanh toán trực tuyến tour du lịch sẽ đạt trên 50% trong vài năm tới”, ông Nguyễn Duy Vĩ, đồng sáng lập, kiêm Giám đốc Marketing Tugo.com.vn hồ hởi cho biết.
Trong báo cáo mới nhất của Google có tên “Đón du khách từ cái nhấp chuột”, Việt Nam đang là “mỏ vàng” cho du lịch trực tuyến. Google dự báo, Việt Nam sẽ có sự tăng trưởng đột phá trong kinh doanh thương mại điện tử (tính riêng mảng dịch vụ du lịch trực tuyến). Cụ thể, thị trường du lịch trực tuyến Việt Nam đã đạt 400 triệu USD năm 2016, sẽ tăng lên 7,5 tỷ USD vào năm 2025.
Báo cáo Consumer Barometer của Google năm 2016 ghi nhận, sự thâm nhập của smartphone ở Việt Nam đã bằng với thị trường Mỹ. Tỷ lệ khách du lịch Việt Nam sử dụng smartphone để tra cứu, tìm kiếm khách sạn và phương tiện đi lại cao hơn nhiều so với người Mỹ. Trong đó, tìm kiếm khách sạn tại Việt Nam là 48% so với 18% tại Mỹ. Tìm kiếm thông tin du lịch tại điểm đến ở Việt Nam là 42% so với 25% tại Mỹ. Tìm hiểu các chuyến bay tại Việt Nam là 37% so với 18% tại Mỹ.
Trong năm 2016, ngành du lịch Việt Nam đã đón tiếp 10 triệu lượt khách du lịch, tăng 26% so với năm 2015. Doanh thu từ dịch vụ khách sạn lên tới con số kỷ lục là 15 tỷ USD. Ngành du lịch đóng góp 6,6% cho GDP và hướng đến mục tiêu năm 2017 sẽ đạt tỷ lệ đóng góp trực tiếp cho GDP là 10%. Tuy nhiên, tại Việt Nam, theo các số liệu của ngành du lịch, tỷ lệ đặt phòng trực tuyến hiện tại mới dừng ở mức 8%.
Hiện, ngành du lịch trực tuyến tại Việt Nam đang do Agoda, Booking.com, Traveloka… là những doanh nghiệp nước ngoài, nuốt trọn miếng bánh trị giá hàng ngàn tỷ đồng (từ 15-20% hoa hồng dịch vụ book phòng trực tuyến). Trong khi đó, những doanh nghiệp kinh doanh du lịch trực tuyến nội như Tugo, Vntrip… chỉ chiếm thị phần rất nhỏ bé. Đó là một thực trạng đáng suy nghĩ.
Thay đổi hay là chết
Điều đáng tiếc là những doanh nghiệp sớm thâm nhập vào thị trường du lịch trực tuyến như như Tugo, Vntrip, Chudu, ivivu… đang rất hiếm hoi và phần lớn doanh nghiệp lữ hành, du lịch truyền thống vẫn thờ ơ với du lịch trực tuyến, dù “đối thủ mới vô hình” đang “chiều chuộng” thị hiếu của khách hàng và chiếm dần lượng khách của mình.
Theo bà Hà Lâm Tú Quỳnh, Giám đốc PR & Truyền thông (phụ trách thị trường Việt Nam) của Google APAC thì phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam làm website theo những gì mình muốn, thay vì tìm hiểu nhu cầu thực tế của người dùng, tối ưu thông tin và sự thân thiện nhất.
Theo bà Quỳnh, các doanh nghiệp cần bắt đầu từ việc xây dựng được một website tốt trên giao diện thiết bị di động, thỏa mãn được 3 tiêu chí cơ bản và tối quan trọng là: thân thiện với giao diện di động, tốc độ của trang web nhanh, mức độ thuận tiện cao nhất cho khách hàng sử dụng (không đánh đố khách hoặc có quá nhiều nội dung thông tin không cần thiết).
Ông Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đánh giá, nếu doanh nghiệp Việt Nam biết nắm bắt cơ hội, tiếp cận thị trường du lịch trực tuyến một cách chủ động, đánh trúng tâm lý khách hàng, thì cơ hội không hề nhỏ. Đặc biệt, nếu Luật Du lịch (sửa đổi) đưa vào các quy định cụ thể, chi tiết, điều chỉnh, quản lý hợp lý du lịch trực tuyến, thì ngành du lịch trực tuyến sẽ có cơ hội chuyển mình, phát triển mạnh mẽ.

-
Tỷ phú Trần Đình Long sản xuất thêm ván sàn cao cấp, mở rộng dải sản phẩm
-
Thu thập thông tin doanh nghiệp qua hình thức điện tử để phục vụ đánh giá tuân thủ
-
Thắt chặt quan hệ Việt Nam - Thái Lan qua hợp tác đầu tư giữa tỉnh Phú Thọ và Amata VN
-
8 tập thể, 6 cá nhân được tặng Bằng khen trong xây dựng Đường dây 500kV mạch 3
-
Hoạt động M&A trong vòng xoáy mới -
Doanh nghiệp tính giải pháp giảm tối đa chi phí đầu vào -
Tiếng nói doanh nhân: Chúng tôi sẽ làm nhiều việc đã ấp ủ từ lâu -
Thuế quan Mỹ: Cú huých cho doanh nghiệp Việt tái cơ cấu thị trường -
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ -
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay -
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu