
-
Giải pháp tiên phong giúp tái tạo bàn tay sau chấn thương nghiêm trọng
-
Tin mới y tế ngày 4/7: Nguy hiểm khôn lường vì mỡ máu tăng cao bất thường
-
Thu hồi hàng loạt giấy phép công bố thực phẩm chức năng và thiết bị y tế
-
Kiến nghị hậu kiểm cả thực phẩm chức năng trên sàn điện tử
-
Cảnh báo biến chứng nghiêm trọng do tiêm filler không rõ nguồn gốc -
Doanh nghiệp thực phẩm chức năng đối mặt nhiều quy định chặt chẽ hơn
![]() |
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet) |
Gia hạn giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế đến 30/6/2025
Nghị định số 04/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 76 Nghị định số 98/2021/NĐ-CP quy định về giá trị giấy phép nhập khẩu; quy định việc nhập khẩu thiết bị y tế không thuộc danh mục thiết bị y tế phải cấp giấy phép nhập khẩu:
a) Giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế không phải là sinh phẩm chẩn đoán in vitro đã được cấp từ ngày 1/1/2018 đến ngày 31/12/2021 được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 30/6/2025 (quy định cũ là ngày 31/12/2024);
b) Giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế là sinh phẩm chẩn đoán in vitro đã được cấp từ ngày từ ngày 1/1/2018 đến ngày 31/12/2021 được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 30/6/2025 (quy định cũ là ngày 31/12/2024), và không hạn chế số lượng nhập khẩu.
c) Các tổ chức đã được cấp giấy phép nhập khẩu quy định tại điểm a và b nêu trên phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng, số lượng, chủng loại, mục đích sử dụng của thiết bị y tế nhập khẩu. Bộ Y tế có trách nhiệm thực hiện thanh tra, kiểm tra và thu hồi giấy phép nhập khẩu đối với các trường hợp vi phạm quy định về quản lý thiết bị y tế;
d) Đối với thiết bị y tế không thuộc danh mục phải cấp giấy phép nhập khẩu (trừ hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế chỉ có một mục đích là khử khuẩn thiết bị y tế) và có bản phân loại là thiết bị y tế thuộc loại C, D được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế được tiếp tục nhập khẩu đến hết ngày 30/6/2025 (quy định cũ là ngày 31/12/2024) không hạn chế số lượng, không cần văn bản của Bộ Y tế xác nhận là thiết bị y tế và không phụ thuộc thời gian công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế khi thực hiện thủ tục thông quan.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu khi thực hiện thủ tục nhập khẩu phải khai báo thông tin về số văn bản ban hành kết quả phân loại thiết bị y tế do mình thực hiện hoặc do mình yêu cầu tổ chức đủ điều kiện phân loại thực hiện và chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng, số lượng, chủng loại, mục đích sử dụng của thiết bị y tế nhập khẩu.
Cơ quan hải quan kiểm tra đối chiếu thông tin trong văn bản ban hành kết quả phân loại thiết bị y tế của tổ chức, cá nhân nhập khẩu đã khai báo thông tin trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế.
Gia hạn số đăng ký lưu hành thiết bị y tế là sinh phẩm chẩn đoán in vitro
Nghị định số 04/2025/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 Điều 76 Nghị định số 98/2021/NĐ-CP quy định về giá trị của số lưu hành, giấy chứng nhận đăng ký lưu hành, số đăng ký lưu hành.
Theo đó, số đăng ký lưu hành đối với thiết bị y tế là sinh phẩm chẩn đoán in vitro đã được cấp từ ngày 1/1/2014 đến ngày 31/12/2019 được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 30/6/2025 (quy định cũ là ngày 31/12/2024).

-
Cảnh báo biến chứng nghiêm trọng do tiêm filler không rõ nguồn gốc -
Doanh nghiệp thực phẩm chức năng đối mặt nhiều quy định chặt chẽ hơn -
62 bệnh hiểm nghèo được bảo hiểm y tế chi trả 100%, không cần giấy chuyển tuyến -
Tin mới y tế ngày 3/7: Bước đột phá trong chẩn đoán hình ảnh tại Việt Nam -
Số hóa - trụ cột xây dựng mô hình bệnh viện thông minh -
Kem massage nhập khẩu bị thu hồi vì vi phạm công bố -
Tin mới y tế ngày 2/7: Người trẻ không được chủ quan với tăng huyết áp
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số