-
Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 người tử vong, 4 người nhập viện do nghi ngộ độc rượu -
Gia tăng số ca mắc cúm mùa, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện ngay -
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế
Khan hiếm dịch truyền
Cục Quản lý Dược cho biết, theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue của Bộ Y tế, dung dịch cao phân tử được hướng dẫn sử dụng trong điều trị sốc sốt xuất huyết gồm Dextran 40, Dextran 70, Hydroxyethyl starch 6% 200.000 dalton.
Gia tăng sốt xuất huyết, Bộ Y tế yêu cầu nhập dịch truyền đặc trị. |
Các dịch truyền chứa Dextran 40 hoặc Dextran 70 hiện không có sản phẩm nào có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Do đó, việc cung ứng thuốc phải thông qua hình thức cấp phép nhập khẩu chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu thuốc gặp phải nhiều khó khăn do hạn chế về cơ sở nước ngoài cung ứng thuốc vào Việt Nam (hiện chỉ có một cơ sở sản xuất ở Thái Lan cung ứng dịch truyền này cho Việt Nam).
Hiện nay, tình hình dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam vẫn diễn biễn phức tạp. Nhu cầu sử dụng dịch truyền Dextran từ các cơ sở khám chữa bệnh tính đến ngày 31/8/2022 hiện nay, 32 đơn vị đề xuất nhu cầu là 13.708 túi Dextran 40 và cam kết nhận hàng. Ngoài ra, 25 đơn vị đề xuất với số lượng 17.537 túi dextran;
Để kịp thời cung cấp thuốc chống sốc trên bệnh nhân sốt xuất huyết nặng, Cục Quản lý Dược đề nghị các cơ sở nhập khẩu thuốc khẩn trương liên hệ, tìm các nguồn cung ứng đối với các thuốc chứa Dextran 40 hoặc Dextran 70.
Sau khi tìm được nguồn cung ứng, liên hệ với các cơ sở khám chữa bệnh để xác định nhu cầu, ký hợp đồng và nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu về Bộ Y tế;
Đồng thời, cung ứng đầy đủ thuốc theo dự trù của các Sở Y tế, các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ khi nhập khẩu được thuốc và báo cáo về Cục Quản lý Dược về tình hình nhập khẩu.
Trước đó, đại diện Viện Pasteur TP.HCM cho biết, công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết của khu vực đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, trong đó thiếu kinh phí, hóa chất, thiết bị và thuốc là phổ biến.
Cụ thể, hóa chất, máy phun diệt muỗi, loăng quăng dự kiến không đủ cho khu vực phía Nam trong thời gian tới. Hầu hết, việc mua sắm hóa chất cho năm nay của các tỉnh đang còn nằm trên giấy, nếu dùng hết số hóa chất cũ thì sẽ khó khăn trong giai đoạn tới.
Bên cạnh đó, các sinh phẩm xét nghiệm chẩn đoán bệnh cũng thiếu. Nhiều bệnh viện thiếu dịch truyền cao phân tử (tức dịch truyền) để điều trị bệnh nhân nặng do khó mua sắm.
Theo đại diện Sở Y tế An Giang, nơi số ca mắc tăng từ đầu năm tăng 387% so với cùng kỳ năm ngoái, trong thời gian chờ mua sắm hóa chất số lượng lớn, địa phương đề nghị các cơ sở chỉ định thầu rút gọn dưới 100 triệu đồng để giải quyết nhanh, nhưng các cơ sở cũng sợ sai phạm, nhiều nơi chưa thực hiện.
Về thuốc điều trị, theo phác đồ của Bộ Y tế, bệnh nhân sốc sốt xuất huyết nặng được truyền dung dịch cao phân tử gồm Dextran 40, Dextran 70, HES 200.000 dalton.
Tuy nhiên, 3 loại dịch truyền trên đều khan hiếm. Bộ Y tế cho phép cơ sở y tế sử dụng HES 130.000 dalton để thay thế. Tuy vậy, HES 130.000 không thể hiệu quả bằng Dextran 40, 70 và HES 200.000.
Sở Y tế TP.HCM đã đăng ký mua Dextran 40 cho các bệnh viện, nhưng phải chờ đặt hàng từ 6-8 tháng để đơn vị sản xuất cung ứng.
Dịch căng thẳng, khó lường
Thống kê sơ bộ từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 190.000 ca mắc sốt xuất huyết, 72 người tử vong. So với cùng kỳ năm 2021 số mắc tăng 4 lần, tử vong tăng 53 trường hợp.
Thời gian qua cũng đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết tự ý điều trị ở nhà, chỉ đến khi diễn biến nặng mới vào viện thì đã ở trong tình trạng sốc sốt xuất huyết, tổn thương đa cơ quan, tràn dịch màng phổi, ngưng thở... Các bác sĩ đã phải điều trị tích cực, thậm chí có trường hợp phải can thiệp ECMO.
Được biết, hiện dịch đang căng thẳng tại hai thành phố lớn nhất cả nước là TP.HCM và Hà Nội. Cụ thể, tại TP.HCM hiện đã có hơn 46.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 5,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái; 18 trường hợp tử vong. Trong đó có 947 ca nặng, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Còn tại Hà Nội, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 308 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 22 ổ dịch mới, không có trường hợp nào tử vong. Cộng dồn năm 2022, Hà Nội ghi nhận 1.342 ca mắc sốt xuất huyết, không có trường hợp tử vong, tăng gấp 3 lần so với số mắc cùng kỳ năm 2021.
Chưa kể, theo báo cáo giám sát trong hai tuần đầu tháng 8 của CDC cho thấy, chỉ số bọ gậy (loăng quăng - ấu trùng muỗi, mầm bệnh gây sốt xuất huyết) tại một số khu vực đang cao vượt ngưỡng.
Chỉ số bọ gậy là kết quả đếm toàn bộ số lượng bọ gậy trong các dụng cụ chứa nước khác nhau, nhằm xác định nguồn phát sinh và mức độ của bọ gậy muỗi ở nhiều khu vực, theo mùa trong năm hoặc theo từng giai đoạn. Bên cạnh đó, hai tháng 9 và 10 thường là thời điểm cao trào của dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội.
Hiện tại, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho khoảng 20 bệnh nhân sốt xuất huyết rất nặng. Mỗi ngày, các bác sĩ tiếp nhận thêm 3-6 ca nặng từ tuyến dưới chuyển lên. Đặc biệt, tuần qua, có tới 4 ca sốt xuất huyết tử vong tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương do diễn biến quá trầm trọng, các biện pháp can thiệp không hiệu quả.
TS. Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương nhận định, năm nay, bệnh nhân sốt xuất huyết nặng ở miền Bắc xuất hiện sớm, tăng nhanh, tỷ lệ tử vong cao hơn hẳn so các năm trước.
Lý giải về sự bất thường này, bác sỹ Cấp cho rằng, có thể do đặc tính của chủng virus Dengue gây bệnh năm nay. Nguyên nhân nữa cũng có thể vì quần thể bệnh nhân mắc sốt xuất huyết mắc bệnh này sau nhiễm Covid-19, có các thay đổi về miễn dịch góp phần ảnh hưởng diễn biến trên bệnh nhân.
Bên cạnh đó, việc khó khăn của ngành Y tế, đặc biệt thiếu thuốc và nhân lực làm ảnh hưởng chất lượng điều trị.
Về đáp ứng điều trị, suốt 2 năm qua, cả hệ thống y tế tập trung vào phòng và điều trị Covid-19, đã xuất hiện tình trạng có nơi, có lúc, một số bác sĩ "quên" kiến thức về sốt xuất huyết. Với bệnh sốt xuất huyết, quá trình cấp cứu với bệnh nhân nặng đòi hỏi sự liên tục, phải được xử lý theo dõi sát từng 20-30 phút, thậm chí 5-10 phút/lần.
Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng thực hiện quy trình này tốt. Bởi vậy sau khi xử lý bệnh nhân ổn đã chuyển lên tuyến trên, nhưng nếu trên đường vận chuyển không bảo đảm được việc tiếp tục theo dõi và điều trị sâu sát thì bệnh nhân có thể tái sốc hoặc có biến chứng xảy ra ngay trên đường vận chuyển.
Được biết, những năm gần đây, sốt xuất huyết có khuynh hướng chuyển dịch tỷ lệ mắc từ trẻ em sang người lớn, trẻ lớn. Trong đó, tỷ lệ người lớn bị sốt xuất huyết khá cao, thậm chí chuyển biến nặng.
Do đó, chúng ta không nên chủ quan rằng, người lớn không bị muỗi cắn, không bị sốt xuất huyết. Muỗi vằn bay xung quanh ở khắp nơi, thường đốt vào ban ngày, sinh sản nhanh trong mùa mưa. Vì vậy, người lớn vẫn có khả năng mắc bệnh và bị nặng.
Chuyên gia cũng cho hay, hai trường hợp có nguy cơ chuyển biến nặng là trẻ nhỏ và trẻ thừa cân, béo phì.
Với trẻ nhũ nhi, mắc sốt xuất huyết, diễn biến thường khá phức tạp và khó đoán do khả năng đánh giá huyết áp, triệu chứng khó nhận biết. Trẻ không nói được nên biểu hiện như đau mệt, mệt mỏi không xác định được.
Nhóm thừa cân, béo phì thường khó điều trị, nguy cơ chuyển biến nặng rất cao. Không riêng gì sốt xuất huyết, hầu hết người có thể trạng thừa cân, béo phì thường có khả năng chuyển nặng cao hơn khi mắc bệnh.
-
Gia tăng số ca mắc cúm mùa, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện ngay -
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh tiếp tục tăng -
Cảnh báo thuốc giả Theophylline 200mg -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam