Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Giải mã sự thành công của K+
Như Loan - 05/07/2014 08:27
 
Thị trường truyền hình trả tiền ở Việt Nam ngày càng sôi động với sự gia nhập của các đơn vị lớn. Có không ít doanh nghiệp sau một thời gian không thể phát triển, nhưng cũng có những doanh nghiệp vượt qua sóng gió để tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Đơn cử, K+ mới đây đã cán mốc 700.000 thuê bao và mở rộng thị trường phía Nam với việc khai trương trụ sở và mô hình K+ Store mới tại Tp.HCM.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
K+ bán kênh sóng cho MyTV
Truyền hình trả tiền: Cạnh tranh thị trường tỷ đô
Mua tivi, "free" đầu kỹ thuật số
   
  K+ mới đây đã cán mốc 700.000 thuê bao  

Giải mã cho sự thành công của K+, có thể thấy trong khi xu thế chạy đua về giá để thu hút khách hàng mới đã gần như bão hoà, cái mà người dùng quan tâm nhất chính là chất lượng nội dung.

Nguồn nội dung tốt ở đâu?

Sau 5 năm phát triển ở thị trường Việt Nam, K+ là đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền vẫn trung thành với chiến lược lấy khác biệt về chất lượng nội dung làm mũi nhọn, theo tiêu chí  "K+ muốn đến với khách hàng bằng chất lượng và giữ khách hàng bằng uy tín của mình" - ông Cao Văn Liết, Tổng giám đốc Truyền hình số vệ tinh Việt Nam chia sẻ.

Theo ông Liết, để có được nguồn nội dung tốt cho người xem, nhà cung cấp phải mua bản quyền truyền hình từ các đài truyền hình lớn trên thế giới, hoặc tự đầu tư sản xuất nội dung. Cả 2 phương án đều có những lợi ích và khó khăn đặc thù.

K+ vốn là liên doanh được thành lập bởi VTV và Canal+, và một điểm mạnh của Canal + là nguồn bản quyền nội dung quốc tế đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, nghị định 20 đã hạn chế số lượng các kênh truyền hình nước ngoài được phát tại Việt Nam.

"Đây là một chính sách tốt của chính phủ để phát triển thị trường truyền hình trong nước, nhưng tôi hy vọng sẽ có sự cởi mở hơn đối với các kênh truyền hình nổi tiếng ở nước ngoài", ông Cao Văn Liết nhận định. "Bộ Thông Tin và Truyền Thông cũng đã tích cực tiếp thu những ý kiến của các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình, và những thay đổi đáng kể có thể sẽ xảy ra trong thời gian tới, đây cũng là động lực để các kênh truyền hình trong nước phát triển nội dung của mình tốt hơn".

Đối với phương pháp tự đầu tư phát triển nội dung, nhà cung cấp sẽ có những chương trình thuần Việt, gần gũi hơn với người xem truyền hình. Nhưng theo ông Liết, sản xuất một chương trình có chất lượng xứng tầm với các chương trình quốc tế vốn không đơn giản. Để làm 1 nội dung truyền hình tốt, nhà sản xuất phải chịu gánh nặng rất lớn về kinh phí, chưa tính tới giới hạn về khả năng, kỹ năng làm truyền hình của Việt Nam. Các nội dung truyền hình được phát rộng rãi trên thế giới vượt trội hơn ở điểm này, khi kinh phí đầu tư sản xuất sẽ được chia sẻ bằng việc bán bản quyền phát sóng cho nhiều đơn vị ở nhiều nước khác nhau.

Bản quyền truyền hình - luật chơi của thế giới

Ở các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực, bản quyền nói chung và bản quyền truyền hình nói riêng là một luật chơi rõ ràng, minh bạch. Tuy nhiên, thị trường truyền hình trả tiền ở VN chỉ mới hình thành và phát triển, cần những bước tiến tiếp theo để có thể theo kịp xu thế này.

"Vấn đề bản quyền là bài toán dài hơi, muốn có chương trình, có những nội dung, giải đấu tốt thì phải bảo vệ bản quyền cho nhà cung cấp nội dung, đồng thời khán giả cũng cần thời gian để thấu hiểu vấn đề này", ông Cao Văn Liết chia sẻ. "Tôi cũng đã tham dự các hội thảo về bản quyền nói chung, tình trạng vi phạm bản quyền của người dân được thực hiện một cách vô thức. Chúng ta sẽ cần có sự kết hợp lâu dài và các biện pháp tuyên truyền để người dân có thể hiểu hơn."

Khi được hỏi về các đơn vị cung cấp truyền hình trả tiền và các đài truyền hình ở VN, ông cho rằng ý thức về bản quyền của họ là rất tốt. Các đơn vị đều đã hiểu được, và tình trạng vi phạm bản quyền đã được cải thiện, không còn vi phạm tràn lan, các nhà cung cấp truyền hình đều đã tôn trọng vấn đề bản quyền hơn rất nhiều. "K+ đã và sẽ là đơn vị tuân thủ tốt luật bản quyền, tạo tiền đề để cho sự nhận biết của mọi người tốt hơn", ông Liết cho biết.

Đầu tư sản xuất chương trình thuần Việt

"Thị trường truyền hình ở các nước khác nhau trên thế giới có nhiều điểm chung", ông Jacques-Aymar de Roquefeuil, Phó Tổng giám đốc K+ cho biết. "Người xem truyền hình đều yêu thích bóng đá, phim ảnh, và các chương trình có nội dung hấp dẫn khác. Tuy nhiên, họ cũng muốn xem những chương trình, bộ phim được sản xuất tại địa phương". Ông còn chia sẻ, khoảng 80% các nội dung mà Canal+ phát ở các nước là nội dung quốc tế, và 20% còn lại phải được hội nhập, sản xuất phù hợp với văn hoá, truyền thống của nước sở tại.

Tại Việt Nam, K+ là đơn vị khá mạnh dạn khi đầu tư hàng loạt các chương trình thể thao, âm nhạc, phim ảnh thuần Việt với kịch bản mới lạ, sự tham gia của các nhân vật nổi tiếng, và thậm chí xây dựng phim trường lên đến hàng tỉ đồng. Chất lượng của các nội dung như "Bếp của mẹ", "Đội tuyển tôi yêu", "Muzik+", "Đến từ sao kim",... đã là sự khẳng định cho kết quả của những đầu tư tập trung cho phát triển nội dung thuần Việt.

"Chúng tôi phải đầu tư phát triển nội dung liên tục, sẽ chẳng ai muốn xem những chương trình lặp đi lặp lại như cũ", ông Jacques Aymar cho biết. "Những nhà đầu tư của K+ đều hiểu được tầm quan trọng của việc đầu tư phát triển nội dung, đây là điều kiện tất yếu và cũng là chiến lược bảm đảm chất lượng truyền hình của chúng tôi".

Kết hợp giữa nền tảng quốc tế của Canal+ và kinh nghiệm thị trường trong nước của VTV, K+ vẫn đang là đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đầu tư hài hoà vào cả 2 mảng để có "các kênh truyền hình hay trong nước, phù hợp với văn hoá, đồng thời cũng có những kênh truyền hình nổi tiếng thế giới" như lời ông Cao Văn Liết.

World Cup 2014: Xem đủ 64 trận đấu trên 4 kênh HD của K+ World Cup 2014: Xem đủ 64 trận đấu trên 4 kênh HD của K+

Truyền hình số vệ tinh K+ vừa công bố tất cả mọi thuê bao K+ đều được thưởng thức trọn vẹn toàn bộ 64 trận đấu của World Cup 2014 và dành một chương trình ưu đãi đặc biệt cho khách hàng trong kỳ World Cup 2014 này.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư