
-
UBND TP. Hà Nội đề xuất Thủ tướng thời gian khởi công 3 cầu lớn vượt sông Hồng
-
Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cho các dự án truyền tải điện
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha
-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng
-
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4
![]() |
Mô hình ga ngầm của tuyến đường sắt số 2 Hà Nội |
Theo Quyết định số 861/QĐ-UBND ngày 22/2/2016, điều chỉnh cục bộ phần đất nằm ngoài chỉ giới đường đỏ các tuyến đường tại khu vực nút giao Hàng Bài - Trần Hưng Đạo, thuộc các ô quy hoạch ký hiệu số C41, C52 từ chức năng là đất cơ quan sang chức năng đất hạ tầng kỹ thuật (diện tích các ô đất điều chỉnh khoảng 1.285m2) để xây dựng các hạng mục công trình của ga ngầm C10.
Được biết, quy mô, ranh giới phạm vi ô đất điều chỉnh cục bộ chức năng sử dụng đất được xác định cụ thể theo bản vẽ tổng mặt bằng ga ngầm C10 do Sở Quy hoạch - Kiến trúc xác nhận. Các nội dung đề xuất trong bản vẽ tổng mặt bằng ga ngầm C10, tỷ lệ 1/500, được xác định là nội dung điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 quận Hoàn Kiếm tại khu vực xây dựng ga ngầm.
UBND TP. Hà Nội giao Sở Quy hoạch Kiến trúc xác nhận bản vẽ tổng mặt bằng các ga ngầm C6, C10; chủ trì phối hợp với UBND các quận: Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội và các cơ quan liên quan công bố công khai tổng mặt bằng các ga ngầm được duyệt, theo quy định, để các tổ chức cơ quan và nhân dân biết, thực hiện.
Ngoài ra, thành phố cũng giao Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội thực hiện công tác cắm mốc giới tổng mặt bằng các ga ngầm theo hồ sơ được duyệt. UBND quận Tây Hồ và Hoàn Kiếm tổ chức quản lý các công trình xây dựng trong phạm vi tổng mặt bằng các ga ngầm: C6, C10 được duyệt theo quy định của pháp luật; giám sát, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền.
Ban chỉ đạo GPMB TP sẽ chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất của chủ đầu tư về cơ chế đền bù, GPMB các công trình trong phạm vi tổng mặt bằng các ga ngầm nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai.
Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long –Trần Hưng Đạo được UBND TP Hà Nội giao Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) làm chủ đầu đầu tư.
Theo Báo cáo Nghiên cứu khả thi, tuyến đường sắt đô thị này kết nối khu đô thị mới với khu vực đô thị trung tâm thành phố. Hệ thống nhà ga với 3 ga trên cao (C1-C3 và cầu cạn, dài 2,6km), 7 ga ngầm (C4-C10 và hầm ngầm, dài 8,9km); Khổ đường lồng 1.435 mm... Dự kiến sau khi được quy hoạch mở rộng, tuyến 2 sẽ kéo dài tới sân bay Nội Bài và khu vực đô thị Đông Anh ở phía Bắc thành phố và kéo dài tới Hà Đông ở phía Đông Nam.
-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng -
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Hiệu chỉnh phương án hình thành Cảng hàng không Tây Ninh -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4 -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch -
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng -
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort