-
M&A ngân hàng chờ thương vụ “bom tấn” -
Nhà băng sẽ bơm lượng vốn lớn vào nền kinh tế -
LPBank gia nhập "câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ đồng" -
Nhiều ngân hàng đạt lợi nhuận tỷ USD -
Phát hiện tiền giả phải báo công an; ngân hàng đối mặt với nợ xấu bất động sản -
Tỷ giá sẽ giảm dần trong năm 2025
Vấn đề cần quan tâm hơn là dòng tín dụng vào đâu cho hiệu quả, tránh đẩy tín dụng vào lĩnh vực có rủi ro, đầu cơ.
TS. Trần Du Lịch |
Lạm phát thế giới tăng, có tác động đến lạm phát Việt Nam và đáng ngại trong năm nay. Theo ông, liệu Ngân hàng Nhà nước có tính đến việc thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất?
Tôi cho rằng, các yếu tố bên ngoái phần nào có tác động đến Việt Nam, nhưng trong bối cảnh hiện nay là không lớn. Vả lại, lạm phát của Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát. Lạm phát ở mức 5-6% thì không đáng lo bằng kinh tế suy thoái. Nếu kinh tế Việt Nam chống lạm phát bằng cách siết tín dụng, nâng lãi suất…, thì nhập khẩu lạm phát vẫn gây lạm phát, vì kinh tế không tăng trưởng.
Trong điều kiện hiện nay, mức tăng tín dụng gấp 2,5 lần tăng trưởng GDP, khoảng 14-15%, vẫn phù hợp, không phải là vấn đề lớn. Nếu nắn dòng tín dụng đi đúng hướng, thì mức tăng này đủ kích thích tăng trưởng. Vấn đề cần quan tâm hơn là dòng tín dụng vào đâu, nếu tín dụng vào bất động sản đầu cơ, kinh doanh, người dân đi mua đất nữa, thì hỏng. Hơn nữa, ngoài tín dụng ngân hàng, còn nguồn vốn đầu tư công, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)…
Nhưng mặt bằng lãi suất tiền gửi đang có xu hướng tăng lên, thưa ông?
Mặt bằng lãi suất tiết kiệm tăng do đã giảm mạnh thời gian qua, dòng tiền nhàn rỗi vào ngân hàng chậm lại. Trong khi đó, nhu cầu vốn của khách hàng, nhất là doanh nghiệp tăng mạnh trở lại sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Vì thế, ngân hàng phải tái tăng lãi suất để hút tiền nhàn rỗi, tăng thanh khoản đáp ứng cầu vốn tăng.
Vả lại, theo Thông tư 08/2020/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 22/2019/TT-NHNN, đến tháng 10/2022, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của ngân hàng sẽ phải giảm xuống 34%. Vì thế, các ngân hàng phải tái tăng lãi suất huy động, nhất là đối với kỳ hạn dài ngày, để cân đối lại nguồn vốn.
Việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn là cần thiết để kiểm soát dòng vốn vào thị trường bất động sản khi vốn vào lĩnh vực này chủ yếu là vốn trung, dài hạn?
Theo tôi, cần thiết phải giảm tỷ lệ vốn ngắn cho vay trung, dài hạn theo lộ trình Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra sau 2 năm hoãn thực hiện do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Lý do là, nếu hệ thống ngân hàng cứ tiếp tục dùng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn với tỷ lệ cao sẽ khó tránh rủi ro về thanh khoản. Mặt khác, để huy động vốn trung, dài hạn, doanh nghiệp phải tìm trên thị trường vốn, thay vì phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng, do ngân hàng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn, nên không thể đẩy mạnh cho vay, trung dài hạn.
Vì thế, việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn là cần thiết và phải làm theo lộ trình để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng, tức giảm dần gánh nặng của ngân hàng thương mại về vốn trung, dài hạn, mà chuyển qua thị trường vốn, trong đó trái phiếu là một kênh quan trọng. Nếu như để ngân hàng thương mại đảm đương vai trò vốn trung, dài hạn, rồi cứ nới trần lấy ngắn hạn cho vay trung, dài hạn, thì sẽ chịu rủi ro hoài.
Nhưng hiện thị trường trái phiếu được kiểm soát chặt, nhất là sau khi có một số doanh nghiệp vi phạm trong phát hành trái phiếu?
Tôi cho rằng, việc xử lý những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực trái phiếu cũng như thị trường bất động sản là cần thiết, nhưng phải tạo điều kiện để tiếp tục phát triển thị trường này, nhằm tạo nguồn vốn trung, dài hạn cho doanh nghiệp, cân đối thị trường vốn, chứng khoán, tiền tệ. Giải pháp chấn chỉnh là đồng bộ 2 thị trường này, bởi chúng liên thông với nhau, không thể tách riêng được.
Hiện có 3 vấn đề: hoàn thiện Nghị định 153/2020/NĐ-CP làm rõ trách nhiệm của những tổ chức đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp, kể cả công ty chứng khoán; tiêu chí, quy định trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp cần chặt chẽ hơn; giám sát các đơn vị phát hành trái phiếu doanh nghiệp, vì hiện chưa có cơ chế giám sát nào rõ ràng. Nếu hoàn thiện 3 vấn đề này, sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Có nghĩa là hoàn thiện mô hình giám sát, xử lý đồng bộ trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ?
Tôi cho rằng, thị trường vốn và thị trường tiền tệ nằm trong cấu tạo thị trường tài chính; một bên là thị trường vốn trung, dài hạn, tức là thị trường chứng khoán; một bên có hệ thống ngân hàng, dĩ nhiên tham gia vào đó có các định chế về bảo hiểm, đầu tư... Nhưng hiện nay, việc giám sát lại riêng rẽ, Ngân hàng Nhà nước giám sát tín dụng ngân hàng, còn Ủy ban Chứng khoán Nhà nước giám sát các công ty chứng khoán.
Tuy nhiên, một số vấn đề không phải chỉ có thị trường này hay thị trường kia, mà nó liên thông. Chẳng hạn, trái phiếu doanh nghiệp phát hành, giám sát trái phiếu thì Bộ Tài chính quy định, nhưng trái phiếu phát hành lại đưa qua ngân hàng thương mại phân phối, uy tín của ngân hàng thương mại được sử dụng để doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Hay hiện nay, có những đan chéo nhau giữa hoạt động ngân hàng và hoạt động trên thị trường chứng khoán, nhưng việc giám sát lại tách riêng.
Theo tôi, mô hình giám sát thị trường tài chính phải đủ quyền lực và đủ rộng để giám sát mọi hoạt động. Vi phạm phải xử lý theo luật, nhưng cơ chế chính sách phải nâng cao hiệu quả về giám sát thị trường. Đồng thời, phải đồng bộ 4 mục tiêu kinh tế vĩ mô, tạo thành bài toán 4 ẩn số, mới đảm bảo tăng trưởng bền vững.
-
Nhiều doanh nghiệp bất động sản chật vật xử lý nợ trái phiếu -
Phát hiện tiền giả phải báo công an; ngân hàng đối mặt với nợ xấu bất động sản -
Tỷ giá sẽ giảm dần trong năm 2025 -
Ngân hàng tìm cách “đẩy” tín dụng ngay từ đầu năm -
Agribank tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 -
Tín dụng bất động sản sẽ tăng mạnh năm 2025, một phần để đảo nợ trái phiếu -
Khách hàng của 7 ngân hàng có thể quét mã QR để thanh toán khi mua sắm tại Lào
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart