
-
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp
-
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Vietnam Airlines hợp tác liên danh với Saudia, tăng cường kết nối giữa Việt Nam và Trung Đông
-
Cục Thuế cam kết đồng hành hộ kinh doanh trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử -
Đưa thương mại Việt Nam - Australia sớm đạt 20 tỷ USD
Câu chuyện nên “thay máu” nhân sự hay không khi doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu hóa ra nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận. Có lẽ vì đây là vấn đề “thường ngày ở huyện” với nhiều doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp đang tập trung tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, cũng như để tận dụng các cơ hội do các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam sẽ ký kết với các đối tác trong năm nay mang lại.
![]() |
Bà Đoàn Thu?Nga tranh biện với các chuyên gia về chiến lược nhân sự |
Tình huống đặt ra tại một doanh nghiệp thực phẩm, sau 10 năm lăn lộn thương trường và thành công, họ muốn phát triển lên một tầm cao mới. Nhưng để làm vậy, thì đội ngũ nhân sự hiện tại chưa đủ tầm. CEO muốn “thay máu”, tuyển nhân sự giỏi và đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn phát triển mới. Trong khi đó, các cổ đông phản đối vì cho rằng, như vậy quá tốn kém mà chưa chắc đã được như ý.
Sự giằng co về quan điểm giữa CEO và các cổ đông đã lên tới đỉnh điểm. Quả là tiến thoái lưỡng nan không chỉ với doanh nghiệp này, mà với cả nhiều doanh nghiệp khác. Bởi thế, ngay sau khi Chương trình CEO - Chìa khóa thành công với chủ đề “Chiến lược nhân sự - Tiến thoái lưỡng nan” được phát sóng vào Chủ nhật tuần trước, rất đông khán giả đã bày tỏ quan điểm trái chiều trên fanpage của Chương trình.
“Không thay hoàn toàn, chỉ thay những vị trí nào cần thiết phải ‘thay máu’, thay toàn bộ dễ sốc mà chết!”, bạn TranVuLong bày tỏ quan điểm.
Trong khi đó, một cách có tình có lý, bạn Tài Nguyễn cho rằng, nên tuyển dụng nhân sự mới lồng vào nhân sự hiện tại. “Nhân sự mới có chuyên môn, nhân sự cũ có kinh nghiệm, sự trao đổi, cọ sát giữa họ giúp DN có một kết cấu vững mạnh trong giai đoạn mới”, Tài Nguyễn bình luận.
Còn theo bạn Nguyễn Nhật Thành, có một quy luật bất biến, đó là không thể nói thay là thay hết mà tuyển thì tuyển tất. “Giống như trong bóng đá, ta luôn phải có một đội hình dự bị. Quan sát trong trận đấu, ai tốt duy trì, ai không tốt có thể thay được luôn”, Nguyễn Nhật Thành nói.
Rõ ràng, chuyện có nên “thay máu” nhân sự hay không là một bài toán khó. Bởi chính TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Tài chính, Trường đại học Ngân hàng TP.HCM, cũng thẳng thắn chia sẻ kinh nghiệm với các CEO rằng, “tính phá hoại” của việc sa thải nhân viên là rất kinh khủng. “Sa thải chỉ là hạ sách, là cách để ‘rung’ những nhân viên còn lại. Để thay máu, tạo động lực cho tái cơ cấu doanh nghiệp thì phải chuẩn bị cả năm. Dù có muốn, DN cũng không thể dễ dàng tuyển mới, thay cũ được nếu không có sự chuẩn bị tốt”, ông Dương nói.
Dù khá cứng rắn và cương quyết với quan điểm của mình, song bà Đoàn Thu Nga, Giám đốc Công ty Luật TNHH Lawpro, người ngồi ở vị trí CEO xử lý tình huống trong Chương trình CEO - Chìa khóa thành công kỳ này, cũng đã phải thừa nhận những phản biện của cổ đông, của các chuyên gia, của các khán giả liên quan đến chuyện “thay máu” nhân sự không phải không có lý.
“Để tận dụng được cơ hội, để tái cơ cấu thành công, DN cần một ‘nguyên soái ra mặt trận’, một COO đủ tầm, cần có chiến lược công ty và chiến lược nhân sự song hành, cần có quy trình tuyển dụng và đào tạo để đảm bảo nguồn lực và cần có chiến lược hội nhập và toàn cầu hóa. Đây là những yếu tố quan trọng cho một sự thay đổi lớn của doanh nghiệp”, ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, Giám đốc Chiến lược Tập đoàn FPT nói.
Muốn vươn lên tầm cao mới, nhân sự không phải là yếu tố duy nhất, nhưng lại là vấn đề đầu tiên cần tính tới. “Thay máu” hay không có thể vẫn tiếp tục là một tình huống “tiến thoái lưỡng nan”, nhưng như ông Hòa đã nói, cần phải có những lãnh đạo đủ tầm.
Kinh nghiệm tuyển dụng, đào tạo, giữ chân nhân sự, thậm chí là “thay máu” nhân sự sẽ được ông Nguyễn Hữu Thái Hòa và ông Lê Thẩm Dương chia sẻ trong Chương trình CEO - Chìa khóa thành công kỳ này. Bà Đoàn Thu Nga tiếp tục ngồi ở vị trí CEO để cùng tranh biện với các chuyên gia về chiến lược nhân sự khi doanh nghiệp muốn vươn lên một tầm phát triển mới. Cuộc tranh biện gay cấn và thú vị này chắc chắn sẽ mang lại nhiều thông tin và bài học kinh nghiệm quý giá cho các doanh nghiệp đang ở tình huống tương tự.

-
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025
-
Giảm tối đa tình trạng vốn ảo, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp
-
Vietnam Airlines hợp tác liên danh với Saudia, tăng cường kết nối giữa Việt Nam và Trung Đông
-
Cục Thuế cam kết đồng hành hộ kinh doanh trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử -
Đưa thương mại Việt Nam - Australia sớm đạt 20 tỷ USD -
Ông Đỗ Tiến Hùng được bổ nhiệm làm Giám đốc Điện lực Hà Tĩnh -
Vicem Hải Vân gia công sản phẩm cho Vicem Hoàng Thạch -
Doanh nghiệp khởi nghiệp tìm điểm tựa từ Nghị quyết 68 -
Doanh nghiệp nhỏ còn chần chừ với AI vì chi phí cao -
Một start-up AI tạo sinh Việt Nam gọi vốn thành công 10 triệu USD
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025