Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Giao thông công cộng: Nhân tố “chất” chưa được đầu tư tương xứng
Quỳnh Giao - 09/07/2016 20:59
 
Hàng trăm triệu USD, nhiều cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư được đổ vào phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng. Các hiệp hội, doanh nghiệp vận hành taxi cũng đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để phát triển dịch vụ vận tải. Thế nhưng, lượng và chất có thực sự tương xứng và hiệu quả với sự đầu tư.

Mức đầu tư không nhỏ

Tại TP.HCM, dự án xây dựng tuyến buýt nhanh Đông - Tây được đầu tư hơn 124 triệu USD từ khoản tín dụng của Hiệp hội Phát triển quốc tế (thuộc Ngân hàng Thế giới) và vốn nhà nước, nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống giao thông công cộng. Hà Nội cũng có dự án tuyến xe buýt nhanh Kim Mã - Yên Nghĩa với tổng vốn đầu tư hơn 55 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào quý III/2016.

Loại hình xe buýt công cộng đang vận hành cũng nhận được sự hỗ trợ không nhỏ từ Chính phủ. Năm 2016, dự kiến Hà Nội sẽ được trợ giá tới 935 tỷ đồng cho 72 tuyến xe buýt. TP.HCM cũng đang được trợ giá hơn 1.000 tỷ đồng mỗi năm.

Tài xế nhận giấy chứng nhận đào tạo tài xế chuẩn 6 sao của Grab.
Tài xế nhận giấy chứng nhận đào tạo tài xế chuẩn 6 sao của Grab.

Loại hình taxi cũng đang có sự bùng nổ về thương hiệu, dịch vụ và quy mô số đầu xe. Theo Sở GTVT Hà Nội, trên địa bàn Thủ đô hiện có 86 doanh nghiệp với khoảng 18.829 xe được cấp phù hiệu “Taxi Hà Nội”. TP.HCM có 50 doanh nghiệp với khoảng 12.500 xe taxi, sắp chạm ngưỡng 12.700 xe, theo quy hoạch đến 2020. Sự bùng nổ của các loại taxi dù và xe ứng dụng cộng nghệ không phép cũng chiếm khoảng 20.000 xe.

"Chất" vẫn chưa xứng tầm

Theo số liệu về việc triển khai công tác quản lý giao thông vận tải trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 cho thấy, vận tải công cộng chỉ mới đáp ứng được 8% nhu cầu đi lại của người dân Thủ đô. Tại TP.HCM, con số này đạt 9,8% trong năm 2015, giảm khoảng 0,1% so với 2014. Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng cho thấy: 20% ý kiến đánh giá kém cho văn hóa ứng xử của nhà xe; 14,5% cho rằng chất lượng xe chưa đạt yêu cầu; 8,5% không hài lòng với thái độ phân biệt đối xử của lái xe và nhân viên phục vụ; 24% không hài lòng về việc xe bỏ trạm và 10% lo ngại về tình trạng tài xế phóng nhanh vượt ẩu.

Năm 2015, Hiệp hội Taxi TP.HCM ghi nhận các doanh nghiệp đã xử lý 3.452 tài xế vi phạm kỷ luật, sa thải 642 tài xế vì sử dụng ma túy, không minh bạch trong tính giá cước, làm sai lệch đồng hồ. Mới đây, dịch vụ đặt xe qua ứng dụng công nghệ của thương hiệu chưa được cấp phép như uber cũng liên tục có tình trạng tài xế chửi bới, dọa dẫm, giật đồ của khách, thậm chí còn đánh, đuổi khách, gây hoang mang trong dư luận và tạo tâm lý lo lắng cho khách đi xe.

Tài xế - nhân tố "chất" chưa được đầu tư xứng đáng

Sự chênh lệch quá mức giữa con số đầu tư khổng lồ với hiệu quả ít ỏi đã làm dấy lên câu hỏi vì sao người dân vẫn quay lưng với dịch vụ vận tải hành khách công cộng?

Ông Hoàng Thanh Phong, chuyên gia đào tạo, khai vấn những kỹ năng nghiệp vụ chuyên nghiệp đến từ Trung tâm Life Coaching Vietnam, chia sẻ: Thực chất, việc cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách cũng là một loại hình dịch vụ, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Để người dân "mặn mà" hơn với vận tải hành khách công cộng, điều cốt lõi là phải thay đổi thói quen suy nghĩ của doanh nghiệp và các tài xế về phong cách phục vụ chuyên nghiệp, lịch sự, biết nắm bắt tâm lý khách hàng".

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc của Grab, đơn vị đầu tiên và duy nhất được cấp phép thí điểm cung cấp dịch vụ đặt xe qua ứng dụng công nghệ tại Việt Nam, cho biết: “Để khách hàng ngày càng hài lòng hơn trên những chuyến xe, tăng thu nhập cho tài xế, Grab luôn không ngừng đầu tư vào việc đào tạo kỹ năng mềm, nâng tầm chất lượng phục vụ. Vừa qua, khoá học mở đầu của “Học viện Tài xế Grab" đã trao chứng chỉ cho 100 tài xế đầu tiên tại TP.HCM. Đây là chương trình được Grab phát triển độc quyền, nhằm hỗ trợ đào tạo cho các đối tác tài xế của Grab có thêm những kỹ năng phục vụ theo chuẩn “6 sao” của ngành dịch vụ. Grab hy vọng, ngày càng có nhiều hơn những tài xế chất lượng dịch vụ vượt trội cho ngành vận tải hành khách công cộng”.

Chia sẻ những cảm nhận khi tham gia chương trình “Học viện Tài xế Grab”, tài xế Trịnh Quốc Khương cho biết: “Nhờ các kiến thức được học từ chương trình, tôi biết cách kiểm soát cảm xúc bản thân tốt hơn, ứng xử với khách hàng khó tính khéo léo hơn. Tôi tin bản thân và các anh em tài xế khác sẽ phục vụ khách hàng tốt hơn, đạt mức thu nhập tăng thêm khoảng 20% - 50%”.

CEO Grabtaxi Anthony Tan: "Hãy khởi nghiệp từ suy nghĩ tạo ra giá trị cho xã hội"
Không chọn con đường đã trải sẵn hoa hồng, Anthony Tan - một thiếu gia trong gia đình giàu có ở Malaysia đã kiên trì chọn hướng đi riêng dù bị ngăn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư